Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 10 tháng năm 2023, xuất khẩu lá nguyệt quế đạt 936.000 USD, tăng tới 1.738,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Internet
Lá nguyệt quế Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu. Ảnh: Internet
Tại thị trường trong nước, lá nguyệt quế khô đang được các công ty nông sản, siêu thị bán ra từ 50.000-80.000 đồng/100g. Ảnh: Shopee
Trong khi đó, tại các siêu thị ở Mỹ, giá lá nguyệt quế dao động từ 1,5-2 triệu đồng/kg. Ảnh: Shopee
Lá nguyệt quế xuất xứ từ Địa Trung Hải, có vị cay cay, đắng, thơm, hay dùng để nấu phở - món ăn phổ biến của người Việt. Ảnh: Internet
Nhờ hương vị cay, đắng cùng mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, lá nguyệt quế được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dùng để ướp, xào hoặc chế biến các món như súp... Ảnh: Internet
Chỉ cần 1-2 lá nguyệt quế cũng đủ tạo hương vị độc dáo cho món ăn. Ảnh: Internet
Không chỉ làm gia vị, lá nguyệt quế còn có lợi về phương diện sức khỏe. Trong lá nguyệt quế có 2 thành phần kháng viêm là mycrene và eugenol, khi gặp lửa sẽ dễ dàng bay hơi. Ảnh: Internet
Vì thế, đốt lá nguyệt quế để hít có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm liên quan tới hệ hô hấp. Ảnh: Internet
Ngoài ra, tinh dầu nguyệt quế giúp làm sạch phổi, giảm sự đông đặc phổi, đường thở thông thoáng, hô hấp thuận lợi. Ảnh: Internet
Lá nguyệt quế được tiêu thụ theo nhiều cách và dùng cho nhiều mục đích khác nhau như lá tươi, lá khô, lá đông lạnh, bột và tinh dầu chiết xuất. Ảnh: Internet
Thực hư hạt dẻ được quảng cáo là đặc sản Trùng Khánh, Cao Bằng. Nguồn: VTV24
Hoàng Minh (tổng hợp)