Rêu đá đen (Andreaea rupestris) phân bố rộng trên các ngọn núi, thường mọc trên các phiến đá trọc. Không giống hầu hết các loài rêu khác, loài rêu sẫm màu này giải phóng bào tử qua bốn khe cực nhỏ ở nang.
Rêu cháy (Ceratodon purpureus) phân bố trên toàn thế giới, đặc biệt là trên mặt đất cháy hoặc bị xáo trộn, ngoài ra cũng mọc cả trên tường và mái nhà. Chúng hình thành thảm nang bào tử dày vào mùa xuân.
Rêu túi thường (Fissidens taxifolius) là một loài rêu phổ biến, có thân ngắn tỏa rộng mang hai hàng lá nhọn. Chúng mọc trên mặt đất có bóng râm và trên đá.
Rêu tơ nhung (Brachythecium velutinum) có thân chia nhiều nhánh, hình thành những thảm bò lan trên gỗ mục hoặc các bãi cỏ thoát nước kém. Chúng phổ biến trên toàn cầu.
Rêu sợi trắng (Leucobryum glaucum) mọc trong các khu rừng, tạo thành những cụm dạng đệm tròn tương đối lớn. Loài rêu này bình thường có màu xanh, vào mùa khô sẽ ngả sang màu gần như trắng.
Rêu sợi núi (Dicranum montanum) thường mọc thành những cụm dày mượt mà ở nơi ẩm ướt. Chúng có lá hẹp cuộn lại khi khô, rồi rụng đi để hình thành cây mới.
Rêu liễu bách thường (Thuidium tamariscinum) mọc trên thân gỗ mục và đá ở châu Âu và Bắc Á. Chúng trông giống cây dương xỉ thu nhỏ do kiểu nhánh phân thùy.
Rêu sợi tía (Grimmia pulvinata) phân bố rộng, thường mọc trên đá, mái nhà và tường. Đầu lá của loài rêu này có lông dài màu bạc. Nang bào từ mọc trên cuống cong.
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.
T.B (tổng hợp)