Không đi cửa chính vào chùa: Theo quan niệm xưa, cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy, khi đi lễ chùa, chúng ta đặc biệt lưu ý, khi bước vào nhà chính của chùa, nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Đồng thời, bạn không được dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính
Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa
Khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi sự thanh tịnh, tránh sự xú uế, ồn ào và hỗn tạp. Do đó, khi đi lễ chùa, chúng ta cần lưu ý để giày, dép ở đúng nơi quy định
Đi lễ chùa đầu năm và góp một chút tiền công đức là việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người đã làm sai lệch ý nghĩa của hành động này khi đem tiền lẻ rải khắp nơi, từ tượng thờ, bàn thờ, hốc cây, thậm chí khe cửa. Đây là một hành động đại kỵ mà mọi người cần tránh
Trong chùa luôn có hòm đựng tiền công đức, được để ở nơi dễ nhìn thấy. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, bạn hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó
Khi đi lễ chùa, nhiều người vẫn có quan niệm hết sức sai lầm rằng hành động sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc, sức khỏe
Đây là một quan niệm hết sức mê tín và sai lầm. Những hành vi như vậy được xem là bất kính, làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật
Khi lễ chùa, chúng ta tuyệt đối tránh việc châm hương, nến sau đó thổi tắt bằng miệng
Thổi tắt hương hay nến bằng miệng được xem là một hành vi bất kính. Do đó, hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ để nến hay hương tắt khi chúng ta cúng lễ
Khi bước đi, chúng ta không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy
Đặc biệt, nếu muốn làm lễ, bạn không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương
Chùa chiền là nơi mang nhiều yếu tố tâm linh thờ tụng. Vì vậy, khi đi lễ chùa, chúng ta cần chú ý tới trang phục của mình sao cho đúng "thuần phong mỹ tục", không nên ăn mặc quá xuề xòa hay hở hang
Tại nơi thờ tự linh thiêng cần có sự tôn kính và giản dị. Do đó hãy lựa chọn những bộ quần áo có màu sắc nhã nhặn cho mình khi đi lễ chùa, vừa giúp tăng nét đẹp dịu dàng, vừa tôn kính nơi thờ cúng linh thiêng
Chúng ta không nên mặc áo trễ cổ, đặc biệt trong những ngày đầu năm mới. Hãy lựa chọn cho mình một chiếc áo sơ mi có cổ kín đáo hay bộ áo dài đi lễ chùa truyền thống, vừa gọn gàng, vừa lịch sự tinh tế. Khi chọn áo, bạn nên lựa chọn những loại áo có chất liệu cotton, thô, len… vừa dễ vận động vừa giúp thấm mồ hôi tốt
Quay, chụp ảnh là điều cấm kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng phản cảm, thiếu lịch sự
Bạn cần lưu ý, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên
Tránh cãi vã: Theo quan niệm truyền thống, đi lễ chùa là để cầu an, mong muốn sự thanh thản trong tâm hồn. Do đó, khi đến chùa, bạn cần ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, cư xử chừng mực, tránh to tiếng, cãi vã trong chùa
Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách, những hành vi như vậy gọi là "đạo dụng thập phương thường trụ", phạm giới luật này sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể
Trước khi đi lễ chùa, mọi người thường chuẩn bị lễ vật để dâng cúng. Đồ lễ thường là hoa, quả, hương. Hoa quả không cần thiết phải đắt tiền mà chỉ đơn giản là những thứ bình dị, tùy thuộc vào khả năng và lựa chọn của từng người
Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn chỉ được đặt tại khu vực thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng tại ban thờ hay điện thờ
Kiều Phương (Tổng hợp)