Những điều người mới cần biết về tiết kiệm

Tiết kiệm nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên để tiết kiệm bài bản và đúng cách, nhiều người mới vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.

Tiết kiệm nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên để tiết kiệm bài bản và đúng cách, nhiều người mới vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.

Tiết kiệm là một trong những nền tảng quan trọng cho tự chủ tài chính của mỗi người. Theo The Balance, người mới cần lưu ý một số điều sau đây khi bắt đầu hành trình tiết kiệm của mình.

Tiết kiệm khác đầu tư

Có một sự khác biệt rất lớn giữa tiết kiệm và đầu tư. Chúng đều có vai trò khác nhau và nếu bạn có thể tự chủ cả hai, bạn sẽ nhanh chóng tự chủ tài chính.

Tiết kiệm tiền là quá trình giữ tiền trong các tài khoản hoặc chứng khoán an toàn. Những tài sản này cần có tính thanh khoản cao.

Đầu tư là quá trình sử dụng tiền và vốn để mua các loại tài sản mà bạn nghĩ sẽ tạo ra lợi nhuận trong một khoảng thời gian, mặc dù giá trị có thể giảm trong vài năm.

Tiết kiệm ít cũng tạo nên khác biệt

Mặc dù dự định tiết kiệm tiền, bạn nghĩ rằng tiêu tiền vào những món đồ lặt vặt cỡ chừng 50.000 đồng tới 100.000 đồng sẽ không nhiều và bạn vẫn có thể tiết kiệm được. Tuy nhiên tùy theo độ tuổi, đây có thể là một sai lầm lớn.

Một trong những việc cơ bản, quan trọng nhất trong tiết kiệm là hiểu được giá trị thời gian của đồng tiền. Có nghĩa là 50.000 đồng của ngày hôm nay sẽ có giá trị cao hơn 50.000 đồng một năm sau.

Bạn càng tận dụng tiền của mình để nó sinh lời càng sớm, bạn sẽ bảo vệ chúng khỏi lạm phát và giữ được giá trị.

Nên tiết kiệm bao nhiêu?

Nhiều người lầm tưởng rằng tiết kiệm nên là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng xác định được cần tiết kiệm chính xác bao nhiêu?

Có nhiều người cho rằng tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tiết kiệm bao nhiêu nên dựa vào nhu cầu, lối sống và thu nhập cá nhân.

Khoản tiền tiết kiệm để dùng trong những lúc khẩn cấp, hoặc để chờ cơ hội đầu tư sẽ khác khoản tiết kiệm để tiêu pha cho các việc liên quan bạn bè, gia đình hay hàng xóm.

Một quy tắc cơ bản, bạn cần một tài khoản chứa 3-6 tháng sinh hoạt phí và có thể dễ dàng dùng khi cần.

Tiết kiệm cho bản thân trước

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để tiết kiệm là “Trả cho bản thân trước” (Pay yourself first). Phương pháp này đã được chứng minh qua thời gian và có ảnh hưởng nhất định đến cách tiết kiệm của chúng ta.

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này giúp chúng ta xây dựng kỷ luật qua việc tiết kiệm một lượng tiền nhất định mỗi khi thanh toán một hóa đơn bất kỳ nào đó.

Cách để tiết kiệm tiền dễ dàng hơn

Tiết kiệm đôi khi rất khó. Trong cuộc sống, sẽ có nhiều tình huống bất ngờ hoặc bệnh tật ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm của chúng ta.

Nếu bạn đang cảm thấy tiết kiệm khó khăn, hãy cố gắng tiêu xài ít hơn mỗi tháng. Tháng này bạn có thể cố gắng dùng ít hơn 1-2 triệu so với tháng trước và lặp đi lặp lại để tạo thói quen.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng thay cho cho phương tiện cá nhân khi đi làm hay tự pha chế đồ uống của mình thay vì mua một tách cafe ở ngoài.

Bạn có thể để đăng ký rút tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng ở ngân hàng, nó có thể giúp bạn bớt cảm thấy gánh nặng khi phải tự tiết kiệm.

Và đừng quên đặt mục tiêu tiết kiệm cho mình qua các mốc thời gian và tự thưởng cho bản thân khi đã đạt mục tiêu đó.

Cách tạo ra tiền để tiết kiệm

Để tạo ra tiền, đầu tư vào những doanh nghiệp tiềm năng là một cách hiệu quả. Tuy nhiên để có tiền đầu tư, bạn cần phải tiết kiệm trước.

Hãy trả hết những khoản nợ tín dụng hàng tháng và sử dụng những loại thẻ tín dụng tích điểm, mua sắm hoàn tiền.

Cân nhắc một công việc phụ ngoài việc làm chính hiện tại, làm thêm part-time hoặc thử sức buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ. Thu nhập từ những công việc này có thể là vốn đầu tư cho bạn.

Trả nợ và tiết kiệm trước

Nợ thường sẽ là một chướng ngại vật lớn trước khi bạn bắt đầu tiết kiệm.

Nếu lãi suất nợ của bạn là 15%, bạn sẽ không có đủ tiền còn lại sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt.

Khi bạn đang phân vân nên bắt đầu tiết kiệm hay trả nợ trước, hãy tập trung trả những khoản nợ tín dụng có lãi suất cao. Quan trọng hơn nữa, hãy trả những khoản thanh toán tối thiểu mỗi tháng.

Hãy cố gắng giải quyết những món nợ có lãi suất cao và tích trữ một khoản tiết kiệm mỗi tháng. Khi có những sự cố bất ngờ và cấp bách, bạn sẽ không cần dựa vào thẻ tín dụng.

Đối với nợ có lãi suất thấp và không nhất thiết phải trả sớm, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm ngay lúc này.

Nhật Vy

Đồ họa: Yến Nhi

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-dieu-nguoi-moi-can-biet-ve-tiet-kiem-post1305654.html