Những điều thú vị về sinh viên thế hệ Z
Với thay đổi mang tính thế hệ, điều mà giáo dục cần làm là phản ánh các phương pháp thực hành của giảng viên và hiểu điều gì đang hoặc không hiệu quả nhằm tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên.
Để làm được điều này, trước hết giảng viên phải hiểu sinh viên của mình là ai.
Sinh ra trong thời đại công nghệ
Sinh viên thế hệ Z (Gen Z) đưa ra một loạt thử thách độc đáo. Những gì đã hoạt động trong quá khứ có thể không hoạt động ở thì hiện tại. Để tiếp cận những sinh viên Gen Z, hãy cùng tìm hiểu xem họ cần gì.
Gen Z thường được gọi là thế hệ hậu thiên niên kỷ. Trung tâm nghiên cứu Pew mô tả nhóm tuổi này là bất kỳ ai sinh sau năm 1997.
Sinh viên Gen Z còn được gọi là những cư dân bản địa kỹ thuật số, có nghĩa là họ có ít hoặc không có ký ức về thế giới như nó tồn tại trước điện thoại thông minh. Các thế hệ trước đã sống qua nhiều cuộc cách mạng máy tính và Internet, trong khi Gen Z chỉ biết đến một thế giới với nền tảng công nghệ cao.
Vì vậy, điều quan trọng đối với các giảng viên hiện nay là phải hiểu mối quan hệ của sinh viên với công nghệ. Mặc dù, Gen Z không xa lạ gì với công nghệ, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi gọi họ là “những người hiểu biết về công nghệ”.
Sẽ không khôn ngoan nếu cho rằng do được tiếp xúc với công nghệ từ khi mới sinh ra nên Gen Z biết cách sử dụng nó một cách thành thạo và hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, 95% thanh thiếu niên Gen Z có điện thoại thông minh.
Vì quá nhiều chương trình học tập trên lớp không dựa vào thiết bị di động và thay vào đó là máy tính nên nhận thức của chúng ta về “hiểu biết công nghệ” cho mục đích giáo dục là không chính xác. Mặc dù, Gen Z học công nghệ mới một cách nhanh chóng, nhưng không nên cho rằng họ biết cách làm mọi thứ.
Hầu hết, sinh viên Gen Z không có các lớp học bàn phím chính thức hoặc dành nhiều thời gian để học các ứng dụng máy tính. Vì vậy, khi giảng viên giới thiệu các công nghệ máy tính mới cho mục đích giảng dạy, điều quan trọng là họ nên dành thời gian để hướng dẫn cách sử dụng nền tảng đúng cách. Sinh viên Gen Z có thể sử dụng điều này như một điểm khởi đầu để khiến giảng viên ngạc nhiên với các kỹ năng công nghệ của họ.
Không xa lạ với sự đa dạng
Sinh viên Gen Z là nhóm đa dạng nhất. Gần một nửa được xác định là đến từ các nguồn gốc đa dạng về chủng tộc cũng như sắc tộc. Phần lớn thế hệ này cũng tin rằng, sự đa dạng là tốt cho xã hội và sẵn sàng sát cánh hơn với những người lên tiếng chống bất bình đẳng.
Các nhà giáo dục nghệ thuật cần cung cấp cho sinh viên Gen Z một chương trình giảng dạy toàn diện và đa dạng. Điều này có nghĩa là chia sẻ của giảng viên cần đa dạng và giảng dạy với sự hòa nhập, không có khuôn mẫu hay thiên vị.
Cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần
Không có gì ngạc nhiên khi sự gia tăng hiển thị trên mạng xã hội và bắt nạt trên mạng có liên quan đến tỷ lệ tự tử và trầm cảm cao hơn. Tài liệu Social Dilemma tiết lộ, tỷ lệ tự tử ở trẻ em gái từ 10 - 14 tuổi đã tăng 150% trong mười năm qua. Tỷ lệ tự làm hại bản thân không gây tử vong ở nhóm tuổi này đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2009.
Những con số đó cho thấy, học sinh, sinh viên Gen Z chất chứa rất nhiều điều trong tâm trí của họ. Có một sự thúc đẩy rất lớn đối với việc học tập xã hội và cảm xúc, nguyên nhân là do sinh viên Gen Z đang cần. Nói cách khác, thế hệ này cần phải tìm cách điều tiết cảm xúc và đương đầu với những khó khăn mà họ gặp phải.
Có thể điều chỉnh phương pháp dạy và học
Học sinh, sinh viên Gen Z phải trải qua nhiều kỳ kiểm tra tiêu chuẩn hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Nếu nội dung giáo viên đang dạy không được coi là quan trọng hoặc đang được “dạy để kiểm tra”, thì học sinh Gen Z chỉ đơn giản là không quan tâm.
Mặc dù, tâm lý này đã khiến khả năng sáng tạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng, học sinh Gen Z vẫn có thể thờ ơ hoặc phản kháng lại việc học nếu giáo viên không nêu bật sự phù hợp của phương pháp dạy và học. Đồng thời, giáo viên phải nêu rõ tầm quan trọng của những gì họ đang giảng dạy.
Thích phản hồi ngay lập tức
Do tốc độ nhanh mà mạng xã hội và quyền truy cập Internet mang lại, sinh viên Gen Z không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Vì vậy, khi sinh viên Gen Z nộp bài tập, không phải lúc nào họ cũng có thể hiểu lý do tại sao giáo viên chưa chấm điểm bài tập đó ngay lập tức, hoặc không trả lời email lúc 3 giờ sáng khi sinh viên cần trợ giúp về bài tập. Để tránh những tình huống như vậy, giáo viên nên thẳng thắn bày tỏ kỳ vọng và hợp lý hóa những gì đang diễn ra.
Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tre/nhung-dieu-thu-vi-ve-sinh-vien-the-he-z-IdZCfpT7g.html