Có bao giờ bạn thắc mắc rằng các tiếp viên có được nghỉ ngơi hay không, nhất là trong những chuyến bay dài 16 tiếng, từ New York đến Bắc Kinh chẳng hạn. Rõ ràng, họ không thể ngồi mãi trên chiếc ghế tiếp viên nhỏ xíu và tựa lưng vào tường để ngủ. Ảnh: Aviation.
Theo Business Insider, một số máy bay cỡ lớn như Boeing 777 được thiết kế thêm một cầu thang “bí mật” dẫn tới một căn phòng nhỏ, nơi mà những tiếp viên có thể ngả lưng trong những chuyến bay dài. Dĩ nhiên, các thành viên sẽ phải chia ca nghỉ ngơi, vì luôn cần có người túc trực tại khoang hành khách. Ảnh: The Travel.
Dĩ nhiên, ngủ gật là một hiện tượng sinh lí bình thường khi mệt mỏi, nhất là đối với những phi công phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Chịu trách nhiệm với sinh mạng của hàng trăm hành khách, áp lực đối với họ càng tăng thêm. Rất nhiều phi công thú nhận họ từng ngủ gật đang khi lái máy bay. Ảnh: Air Facts Journal.
Một số hành khách thường xuyên mệt mỏi và ốm yếu khi bay. Nhiều người trong số họ sẽ đổ lỗi cho đồ ăn trên máy bay. Thức ăn được phục vụ trong những chuyến bay khá nhiều dầu mỡ và nhàm chán, nhưng đó không phải là lý do chính. Ảnh: ABC News.
Sự mệt mỏi có thể bắt nguồn từ việc cơ thể phải ngồi yên một chỗ trong thời gian dài gây nhức mỏi. Cũng có thể những vật dụng như khay đựng đồ ăn, dây đai an toàn không được vệ sinh sạch sẽ. Ảnh: The Globe and Mail.
Hạ cánh là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với phi công. Nếu bạn muốn biết ai đó có phải là một “tay lái” chuyên nghiệp không, hãy để ý khi máy bay hạ cánh. Các phi công cũng thừa nhận kỹ năng và sự chuyên nghiệp của họ được thể hiện thông qua việc điều khiển phi cơ hạ cánh êm ái. Ảnh: Telegraph.
Các phi công được đào tạo kỹ năng giao tiếp đặc thù. Nếu để ý, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy họ nhắc đến những từ mang ý nghĩa tiêu cực như “trục trặc”, “sụp đổ” hay “thất bại”. Không trực tiếp tiếp xúc với hành khách như các tiếp viên, giọng nói của các phi công là thứ luôn được quan tâm và chú ý nhất trong mỗi chuyến bay. Ảnh: Flying.com.
Đâu là chỗ ngồi tốt nhất trên máy bay? Đây là câu hỏi được nhiều hành khách đặt ra khi bắt đầu một chuyến đi. Một nghiên cứu của Popular Mechanics cho thấy những hành khách ngồi gần đuôi máy bay sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn 40% so với những hành khách ngồi ghế đầu nếu có tai nạn xảy ra. Ảnh: Seatmaestro.
Đặc biệt hơn, hàng khách ngồi những hàng ghế ngay phía sau mép cánh có tỷ lệ sống sót cao nhất. Mặt khác, việc chọn ngồi ở cạnh lối đi sẽ tạo cơ hội thoát khỏi máy bay nhanh hơn trong những tình huống khẩn cấp. Ảnh: Reader's Digest.
Nếu từng đi máy bay, chắc chắn bạn đã trải qua cảm giác khó chịu do hiện tượng nhiễu động không khí. Máy bay rung lắc đột ngột do sự thay đổi về áp suất khí quyển, dòng xoáy của không khí hay thời tiết. Ảnh BGR.
Tuy nhiên, nhiễu động không khí không quá nguy hiểm. Theo Cục Hàng không liên bang Mỹ, trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có không có quá 50 vụ chấn thương xảy ra do nhiễu loạn không khí. Nạn nhân hầu hết đều là tiếp viên hàng không, do khi máy bay rung lắc họ không ngồi trên ghế và không thắt dây đai an toàn. Ảnh: Wearskypro.com.
Nếu muốn tránh bị ảnh hưởng bởi nhiễu động không khí, bạn hãy luôn thắt dây an toàn trong chuyến bay. Nếu có thể, hãy ngồi ở nơi gần khu vực giữa máy bay, nơi mà sức nâng và trọng lực sẽ giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng do sự nhiễu loạn không khí gây ra. Ảnh: Hswstatic.com.
Những vệt sáng lóe lên sau một âm thanh lớn trên bầu trời có thể không phải do dông bão, mà là do sét đã đánh trúng vào máy bay. Điều này có thể làm bạn hoảng sợ, nhưng các phi công nói rằng mọi thứ đều an toàn. Vỏ của máy bay được thiết kế với khả năng cách nhiệt và chống sét tốt. Vì vậy máy bay có bị sét đánh thì cũng không gặp nguy hiểm. Ảnh: Bravotv.com.
Phi cơ thường bị thần sét “hỏi thăm” khi bay qua những đám mây bão ở độ cao từ 2.000 đến 5.000 m so với mặt đất. Patrick Smith, phi công kiêm tác giả cuốn sách Bí mật buồng lái (Cockpit Confidential), cho biết máy bay bị sét đánh nhiều hơn số lần hành khách có thể tưởng tượng. Trung bình một chiếc máy bay bị sét đánh mỗi năm một lần. Ảnh: Science ABC.
Khi đi máy bay, chúng ta thường được các tiếp viên nhắc nhở: "Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay" mỗi khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Tại sao chúng ta lại phải làm vậy? Ảnh: Chinasmack.com.
Lý do được đưa ra là hoạt động của các thiết bị có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Ngoài việc loại trừ nguy cơ gây nhiễu thì lệnh cấm sử dụng thiết bị điện tử cũng ngăn ngừa khả năng gây tổn thương cho hành khách trong trường hợp máy bay rung lắc khi đi vào vùng thời tiết xấu. Ảnh: Royal Society.
Bạn có thể sẽ bị “trục xuất” nếu cố gắng mở cửa lúc máy bay đang bay. Các tiếp viên hàng không tiết lộ có không ít hành khách đã tự ý mở cửa máy bay, kết quả là họ bị còng tay lại cho đến khi hạ cánh. Trong một số trường hợp, phi công hạ cánh khẩn cấp để “mời” vị khách đó ra khỏi máy bay. Ảnh: Coast.
Theo Business Insider, các nhà vi sinh học đã chỉ ra rằng những bàn ăn gập ở trước mỗi ghế chính là nơi chứa đựng nhiều vi khuẩn nhất trên máy bay. Một tiếp viên hàng không từng chia sẻ trên Reddit rằng hành khách thường thay tã cho trẻ con và để chúng trên bàn. Ngoài ra, khu vực phòng vệ sinh cũng tồn tại rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Ảnh: The Points Guy.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), cứ 8 máy bay lại có một không đạt tiêu chuẩn an toàn về nước. Có tới 15% trong số những hệ thống đường nước trên máy bay bị kiểm tra có chứa vi khuẩn gây hại. Ảnh: Get Bus.
Một tiếp viên hàng cho biết họ không bao giờ uống nước nóng, cà phê hay trà trên máy bay bởi vì đường nước trên máy bay không hề sạch như ta nghĩ. Ảnh: Wordpress.com.
Bạn có thể “vô tình” ngồi cạnh một người chết trên máy bay. Có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên, nhưng đây lại là sự thật. Đã có vài trường hợp hành khách đột tử trong chuyến bay. Tuy nhiên, bạn không thể biết vì các tiếp viên sẽ im lặng và tìm mọi cách để bảo quản thi thể cho tới khi hạ cánh. Ảnh: Shutterstock.
Thông thường, các tiếp viên sẽ đắp chăn lên người thi thể hành khách qua đời để tạo cảm giác người đó đang ngủ. Trong trường hợp khác, tiếp viên sẽ đưa thi thể đến khoang chứa thực phẩm hoặc chuyển đến khoang hạng nhất. Thậm chí tiếp viên có thể đưa thi thể hành khách vào một ngăn riêng, còn được gọi là “tủ đựng thi hài”. Tất nhiên, các tiếp viên sẽ làm việc trong im lặng với thái độ tôn trọng người đã khuất. Ảnh: CNT.
Hương Giang