Những đỉnh núi cao nhất Việt Nam hút giới xê dịch

Đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km.

1. Dãy núi nào cao nhất Việt Nam?

icon

Hoàng Liên Sơn

icon

Trường Sơn

icon

Ngọc Linh

Câu trả lời đúng là đáp án A: Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao hơn 2.800 m so với mực nước biển. Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Mùa này, các tay máy tìm đến khu vực đỉnh núi để "săn ảnh" biển mây bồng bềnh.

2. Đỉnh núi nào sau đây thuộc dãy Hoàng Liên Sơn?

icon

Pú Luông

icon

Tả Giàng Phình

icon

Fansipan

icon

Cả 3 đáp án trên

Câu trả lời đúng là đáp án D: Cả 3 đỉnh núi trên đều nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Cao nhất là đỉnh Fansipan (3.143 m). Fansipan (còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng) là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương".

3. Dãy Hoàng Liên Sơn chạy qua địa bàn tỉnh nào?

icon

Lào Cai

icon

Lai Châu

icon

Yên Bái

icon

Cả 3 tỉnh trên

Câu trả lời đúng là đáp án D: Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai với Lai Châu, kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Có thể khẳng định rằng, Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bởi nó sở hữu nhiều ngọn núi cao trên 2800 m như: Núi Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa, Lào Cai) cao 3.090 m; núi Pú Luông (hay núi Phú Lương) cao 2.938 m;...

4. Cung đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn?

icon

Cù Mông

icon

Ô Quy Hồ

icon

Hải Vân

Câu trả lời đúng là đáp án B: Cung đường đèo Ô Quý Hồ nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu, chiều dài gần 50 km uốn lượn quanh co qua các vách núi cheo leo. Đây chính là cung đèo dài nhất ở nước ta.

5. Dãy núi nào dài nhất Việt Nam?

icon

Dãy núi Hoàng Liên Sơn

icon

Dãy núi Trường Sơn

icon

Dãy núi Ba Vì

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trường Sơn không chỉ là dãy núi dài nhất Việt Nam mà còn là một trong những dãy núi lớn trên thế giới. Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) cho biết dãy núi Trường Sơn dài khoảng 1.100 km, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Dãy Trường Sơn có thể được chia ra Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, được phân chia bằng vùng chuyển tiếp Quảng Nam-Đà Nẵng. Là xương sống của bán đảo Đông Dương, dãy Trường Sơn quyết định hình dạng chữ S của bán đảo này, tạo thành đường chia nước giữa một bên là các sông nhỏ đổ về sông Mekong (phía tây) và một bên là các sông nhỏ đổ vào biển Đông (phía đông). Ở phần phía bắc, sống núi Trường Sơn gần trùng với biên giới Lào-Việt. Ở phần phía nam, sống núi Trường Sơn uốn cong về phía biển Đông và chạy sát biển, tạo thành các dải núi Nam Trung bộ.

6. Đỉnh núi nào trên dải Trường Sơn được gọi là “nóc nhà Tây Nguyên”?

icon

Đỉnh Chư Yang Sin

icon

Đỉnh Ngọc Linh

icon

Hoàng Liên Sơn

Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngọc Linh là núi cao nhất miền Nam Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Với chiều cao hơn 2.600 m so với mực nước biển, đây được xem là nóc nhà của Tây Nguyên, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum. Để leo đến đỉnh núi, du khách trải qua hành trình kéo dài khoảng 6 giờ. Thời điểm thích hợp nhất để chinh phục đỉnh núi này là vào mùa khô, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên núi Ngọc Linh nằm trong rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt nên nếu muốn trekking núi Ngọc Linh, du khách cần xin giấy phép của cơ quan chức năng. Đường lên đỉnh núi cũng khá khó đi nên để đảm bảo an toàn, du khách nên thuê người bản địa thông thạo địa hình dẫn đi.

7. Đỉnh núi nào cao nhất Việt Nam?

icon

Fansipan

icon

Đỉnh Pusilung

icon

Ngọn núi Putaleng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Fansipan (3.143 m) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh. Hiện có 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan, trong đó tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất với chiều dài đường đi ngắn nhất song vẫn có địa hình khá đa dạng và thuận lợi hơn, bạn sẽ mất 2 ngày 1 đêm. Điểm nghỉ phổ biến cho cung này ở 2.200 m vào buổi trưa và 2.800 m vào buổi tối.

8. Đỉnh núi nào cao thứ hai ở Việt Nam?

icon

Ngọn núi Putaleng

icon

Dãy Ky Quan San

icon

Đỉnh Pusilung

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đỉnh Pusilung (3.083 m) nằm ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp biên giới Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao thứ hai Việt Nam, sau Fansipan. Cung leo 3 ngày 2 đêm với tổng chiều dài hơn 60 km là điểm đến trong mơ của những người có kinh nghiệm leo núi vì đây là cung dài, khắc nghiệt bậc nhất Tây Bắc. Để đến được đỉnh, người leo núi phải vượt qua khoảng 11 con suối lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, các đoạn rừng lau, cỏ tranh, rừng trúc, dẻ, sồi, đỗ quyên vàng cổ thụ... đặc biệt sẽ đặt chân đến cột mốc 42 được xây dựng năm 2008, đây là mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chỉ sau mốc 79) nằm trên cao độ 2.866 m.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nhung-dinh-nui-cao-nhat-viet-nam-hut-gioi-xe-dich-post1527375.tpo