Những hiện vật đặc biệt bên trong Bảo tàng Lịch sử quân sự sắp đón khách

Ngoài 4 bảo vật quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới (Nam Từ Liêm - Hà Nội) đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật đặc biệt từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến thời kỳ xây dựng, bảo vệ đất nước từ 1976 tới nay.

Bức tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến sĩ tình báo được trưng bày ở vị trí trang trọng giữa bảo tàng. Với lực lượng tình báo quốc phòng, Bác Hồ dành sự quan tâm đặc biệt. Ngoài những lần gặp gỡ, trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ, Bác còn chu đáo gửi thư mỗi dịp lực lượng tổ chức hội nghị.

Bức tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến sĩ tình báo được trưng bày ở vị trí trang trọng giữa bảo tàng. Với lực lượng tình báo quốc phòng, Bác Hồ dành sự quan tâm đặc biệt. Ngoài những lần gặp gỡ, trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ, Bác còn chu đáo gửi thư mỗi dịp lực lượng tổ chức hội nghị.

Guốc chèn pháo của pháo thủ Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng khi kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954.

Guốc chèn pháo của pháo thủ Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng khi kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954.

Bom MK-81 và MK-82 do Mỹ sử dụng trong vụ không kích ở miền Bắc Việt Nam. Loại bom MK-81 chứa 44kg thuốc nổ với sức công phá mạnh, có 4 cánh, sẽ bung ra sau khi thả nhằm làm chậm tốc độ rơi, đảm bảo an toàn cho máy bay khi ném bom ở độ cao thấp. Còn MK-82 có trọng lượng 227kg, mang theo 87kg thuốc nổ Tritonal (hỗn hợp chứa 80% TNT và 20% bột nhôm) với sức công phá rất mạnh.

Bom MK-81 và MK-82 do Mỹ sử dụng trong vụ không kích ở miền Bắc Việt Nam. Loại bom MK-81 chứa 44kg thuốc nổ với sức công phá mạnh, có 4 cánh, sẽ bung ra sau khi thả nhằm làm chậm tốc độ rơi, đảm bảo an toàn cho máy bay khi ném bom ở độ cao thấp. Còn MK-82 có trọng lượng 227kg, mang theo 87kg thuốc nổ Tritonal (hỗn hợp chứa 80% TNT và 20% bột nhôm) với sức công phá rất mạnh.

Xe đạp thồ của các chiến sĩ Đoàn 559 sử dụng vận chuyển hàng trên đường Trường Sơn.

Xe đạp thồ của các chiến sĩ Đoàn 559 sử dụng vận chuyển hàng trên đường Trường Sơn.

Cờ của Đội biệt động Z32 may, phát cho nhân dân đón bộ đội vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Cờ của Đội biệt động Z32 may, phát cho nhân dân đón bộ đội vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Súng 12,7mm của Khẩu đội 6, Đại đội 16, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 sử dụng trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971.

Súng 12,7mm của Khẩu đội 6, Đại đội 16, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 sử dụng trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971.

Dao găm của phi công Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm, tháng 12/1972.

Dao găm của phi công Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm, tháng 12/1972.

Súng tiểu liên 7,62mm GALIL ACE 31 do Nhà máy Z111, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nghiên cứu sản xuất.

Súng tiểu liên 7,62mm GALIL ACE 31 do Nhà máy Z111, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nghiên cứu sản xuất.

Bộ quần áo bay của Thượng tá Anh hùng Dương Văn Thanh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 910, Trường sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ), mặc bay huấn luyện, đào tạo phi công, tháng 3/2002 đến tháng 4/2005 (ngoài cùng bên trái). Bộ ở giữa là của Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 371 huấn luyện phi công lái MIG-21 từ năm 2005 - 2007. Bộ quần áo bay màu xanh là của Đại tá Mai Văn Cương, Phó Tư lệnh Quân chủng PKKQ mặc bay kiểm tra, bay chỉ huy, bay huấn luyện trên MIG-21 và SU-22, năm 1997 đến 2002.

Bộ quần áo bay của Thượng tá Anh hùng Dương Văn Thanh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 910, Trường sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ), mặc bay huấn luyện, đào tạo phi công, tháng 3/2002 đến tháng 4/2005 (ngoài cùng bên trái). Bộ ở giữa là của Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 371 huấn luyện phi công lái MIG-21 từ năm 2005 - 2007. Bộ quần áo bay màu xanh là của Đại tá Mai Văn Cương, Phó Tư lệnh Quân chủng PKKQ mặc bay kiểm tra, bay chỉ huy, bay huấn luyện trên MIG-21 và SU-22, năm 1997 đến 2002.

Đài radio của Trung tướng Mai Xuân Vĩnh, Phó Đô đốc, Tư lệnh Quân chủng Hải quân sử dụng từ năm 1983 đến 2002.

Đài radio của Trung tướng Mai Xuân Vĩnh, Phó Đô đốc, Tư lệnh Quân chủng Hải quân sử dụng từ năm 1983 đến 2002.

Bom bi quả ổi Không quân Mỹ ném xuống thị trấn Mộc Châu, Sơn La, tháng 4/1966.

Bom bi quả ổi Không quân Mỹ ném xuống thị trấn Mộc Châu, Sơn La, tháng 4/1966.

Mũ của Tư lệnh Đoàn 232, Nguyễn Minh Châu sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.

Mũ của Tư lệnh Đoàn 232, Nguyễn Minh Châu sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.

Mảnh tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 2016 bị hai tàu Hải cảnh Trung Quốc số 44101 và 46105 đâm vỡ, ngày 1/6/2014.

Mảnh tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 2016 bị hai tàu Hải cảnh Trung Quốc số 44101 và 46105 đâm vỡ, ngày 1/6/2014.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được khởi công xây dựng từ năm 2019 với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, trưng bày hơn 150.000 hiện vật và 4 Bảo vật Quốc gia, dự kiến đón khách tham quan từ ngày 1/11. Tổng diện tích sàn tòa nhà chính rộng 64.640m2, tổng chiều cao 35,8m, gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, ngoài trời khuôn viên được chia làm hai cánh trưng bày vũ khí, khí tài như pháo 85mm, pháo cao xạ 57mm, xe tăng PT67 số hiệu 555, máy bay MiG 17 số hiệu 2047, máy bay SU22...

Các gian trưng bày chia ra làm 6 chủ đề. Chủ đề 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Chủ đề 2: Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chủ đề 3: Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Chủ đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 - 1954; Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Chủ đề 6: Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến nay.

Nam Khánh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/nhung-hien-vat-dac-biet-ben-trong-bao-tang-lich-su-quan-su-sap-don-khach-2332393.html