Khi nhắc đến hiệp sĩ thời Trung cổ ở châu Âu, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh của những chiến binh hào hiệp, trượng nghĩa, dũng cảm, bảo vệ kẻ yếu. Họ có cuộc tình lãng mạn với những cô gái xinh đẹp. Thế nhưng, trên thực tế, cuộc sống của các hiệp sĩ không giống như vậy.
Theo các nhà nghiên cứu, các hiệp sĩ thời Trung cổ ban đầu xuất thân từ tầng lớp bình thường. Họ kiếm sống bằng việc chiến đấu cho các lãnh chúa địa phương.
Vào thời Trung cổ, các lãnh chúa ở châu Âu thường phát động những cuộc chiến nhằm tranh giành ảnh hưởng, quyền lực, tiền tài... Theo đó, họ cần nhiều chiến binh thiện chiến, dũng mãnh để giành thắng lợi trong các trận chiến. Các hiệp sĩ là một phần lực lượng đó. Khi giúp lãnh chúa đánh thắng trận, hiệp sĩ sẽ được ban thưởng tiền bạc, thậm chí đất đai.
Sau đó, các hiệp sĩ còn có quyền thu thuế bảo vệ từ những hộ gia đình trong vùng. Thậm chí, họ có thể bắt ép dân thường tham gia vào các cuộc chiến đẫm máu để đạt được lợi ích cá nhân.
Một số người còn hiểu lầm rằng, phụ nữ ở châu Âu thời Trung cổ có rất ít quyền lợi và bị đối xử một cách bất bình đẳng. Thế nhưng, điều này không chính xác.
Phụ nữ thời Trung cổ dù không có địa vị ngang bằng với nam giới nhưng có thể tham gia nhiều hoạt động như học hành, thương mại, tôn giáo... Thêm nữa, họ cũng được đảm bảo nhiều quyền lợi chính đáng.
Một hiểu lầm khác mà nhiều người cứ ngỡ là việc giáo hội kìm hãm sự phát triển của khoa học. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều nhà khoa học ở châu Âu thời cổ là các linh mục.
Những linh mục này dành nhiều thời gian nghiên cứu khoa học nhằm giúp cuộc sống của con người tốt hơn. Với những phát minh quan trọng, nhiều người được giáo hội ban thưởng.
Nhiều người nghĩ tuổi thọ của con người thời Trung cổ khá thấp, khoảng 30 tuổi. Sự thật là y tế thời Trung cổ chưa phát triển khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ em khá cao.
Thế nhưng, những người sống sót tới tuổi trưởng thành có thể sống thọ tới 60 - 70 tuổi.
Mời độc giả xem video: Khởi tố người cha bạo hành con gái như thời trung cổ. Nguồn: THTPCT.
Tâm Anh (theo Ancient origins)