Những hình ảnh thiệt hại ban đầu ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế do bão Vamco, Quảng Bình di dời hàng trăm hộ dân tránh bão

Cây cối gãy đổ, biển quảng cáo, tôn nhà dân ngổn ngang, vỉa hè, bờ kè bị sóng đánh tan hoang... Đó là những thiệt hại do bão Vamco (bão số 13) gây ra tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Trong lúc đó, tỉnh Quảng Bình đã di dời hàng trăm hộ dân ngay trong đêm để tránh bão.

Tại Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng của bão số 13 (Vamco), trong ngày 14/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa lớn tại nhiều địa phương. Tuy nhiên mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đạt đỉnh điểm và kéo dài từ 0h đến 4h sáng ngày 15/11. Cơn bão mạnh trong nhiều năm qua đã khiến cho người dân tại tỉnh này có một đêm mất ngủ.

Sau ảnh hưởng của bão số 13, sáng nay (15/11), lực lượng chức năng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành đi kiểm tra và thống kê thiệt hại.

Ghi nhận tại TP Huế, trên một số tuyến đường nhiều cây xanh gãy đỗ, biển quảng cáo, tôn nhà dân...nằm ngỗn ngang. Hiện người dân đang bắt tay vào dọn dẹp.

Trong khi đó tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), một địa phương vùng biển cũng chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 13. Ông Đặng Tiến Tùy - Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) cho hay đây là cơn bão có gió giật khủng khiếp nhất mà địa phương từng thấy.

Đã có một số nhà dân và công trình bị tốc má do bão. Mưa lớn nên nhiều hộ dân tại khu vực gần đầm phá Tam Giang cho hay nước dâng rất cao. Nhiều nhà thấp trũng nước đã vào nhà, địa phương vẫn chưa thống kê được thiệt hại.

Ghi nhận tại vùng biển Thuận An, do sóng đánh mạnh nên nhiều tàu cũng bị đẩy mắc trên bờ.

Cây xanh đỗ ngã tại TP Huế sau bão số 13...

Cây xanh đỗ ngã tại TP Huế sau bão số 13...

Người dân dọn dẹp mái tôn bay xuống chắn ngang trên đường Bến Nghé...

Người dân dọn dẹp mái tôn bay xuống chắn ngang trên đường Bến Nghé...

Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế...

Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế...

Vào lúc 3h30, gió mạnh khiến chiếc tàu cá TTH 99911TS bị đứt néo khi đang neo đậu ở phá Tam Giang đoạn qua tổ dân phố Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Chiếc tàu đâm sầm vào căn nhà bà Lê Thị Xuyên ở gần đó khiến căn nhà bị sập đổ hoàn toàn. Chiếc tàu bị mắc kẹt. Rất may lúc này nhà không có người. Vào thời điểm này cũng có nhiều tàu cá neo đậu tại đây bị đứt dây, đâm vào bờ.

Vào lúc 3h30, gió mạnh khiến chiếc tàu cá TTH 99911TS bị đứt néo khi đang neo đậu ở phá Tam Giang đoạn qua tổ dân phố Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Chiếc tàu đâm sầm vào căn nhà bà Lê Thị Xuyên ở gần đó khiến căn nhà bị sập đổ hoàn toàn. Chiếc tàu bị mắc kẹt. Rất may lúc này nhà không có người. Vào thời điểm này cũng có nhiều tàu cá neo đậu tại đây bị đứt dây, đâm vào bờ.

Khu vực này có 3 chiếc ghe bị chìm, người dân cố gắng tìm kiếm, vớt vát lại những thứ còn lại.

Khu vực này có 3 chiếc ghe bị chìm, người dân cố gắng tìm kiếm, vớt vát lại những thứ còn lại.

Tại TP Đà Nẵng, từ đêm qua đến đầu giờ sáng nay (15/11) có mưa to, các vùng ven biển gió giật mạnh. Trong đêm 14/11, đường Bạch Đằng, Như Nguyệt ven sông Hàn bị nước tràn lên gây ngập nặng. Các tuyến đường gần đó như đường Nguyễn Đức Cảnh, Xuân Diệu (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) nước mấp mé vỉa hè.

Khu vực ven sông Hàn gió quật mạnh, vỉa hè và một đoạn bờ kè đường Như Nguyệt bị sóng đánh tan hoang. Phía đường ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn nhiều cây dừa bị ngã đổ. Một số đoạn sóng đánh cát và rác thải văng lên mặt đường...

Đầu giờ sáng nay, 2 xe thiết giáp lội nước và xe chỉ huy của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố cũng đã xuất hiện trên một số tuyến đường để kiểm tra và sẵn sàng triển khai ứng cứu cho người dân.

Vỉa hè và kè đường Như Nguyệt (quận Hải Châu, Đà Nẵng) bị sóng đánh tan hoang sau bão...

Vỉa hè và kè đường Như Nguyệt (quận Hải Châu, Đà Nẵng) bị sóng đánh tan hoang sau bão...

Nhiều mảng đá, gạch...tại khu vực Công viên trên đường Như Nguyệt bị hư hỏng nặng...

Nhiều mảng đá, gạch...tại khu vực Công viên trên đường Như Nguyệt bị hư hỏng nặng...

Khoảng 1km vỉa hè bị bong tróc gạch sau bão...

Khoảng 1km vỉa hè bị bong tróc gạch sau bão...

Phía bờ kè sóng đánh tan hoang, thép lòi ra ngoài...

Phía bờ kè sóng đánh tan hoang, thép lòi ra ngoài...

Hệ thống đèn, trụ điện, ghế đá...trên tuyến đường này cũng bị hư hỏng...

Hệ thống đèn, trụ điện, ghế đá...trên tuyến đường này cũng bị hư hỏng...

Một đoạn lan can bị sóng đánh ngã đổ...

Một đoạn lan can bị sóng đánh ngã đổ...

Nhiều cây dừa ven biển Đà Nẵng ngã đổ.

Nhiều cây dừa ven biển Đà Nẵng ngã đổ.

Tuyến đường ven biển Đà Nẵng phía quận Sơn Trà...

Tuyến đường ven biển Đà Nẵng phía quận Sơn Trà...

Một số cây xanh trên phố gãy đổ do bão...

Một số cây xanh trên phố gãy đổ do bão...

Tại Quảng Bình, chính quyền đã di dời hàng trăm hộ dân tránh trú bão 13 ngay trong đêm 14/11.

Trước nguy cơ sạt lở cao tại các xã miền núi biên giới của tỉnh Quảng Bình do ảnh hưởng của cơn bão số 13. Nhiều hộ dân đã được vận động di dời đến nơi an toàn ngay trong đêm…

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, lực lượng Biên phòng tại các Đồn biên phòng đã tiến hành đến từng nhà vận động các hộ dân, khẩn cấp rời nhà đến nơi an toàn, tổ chức tuyên truyền, vận động để bà con yên tâm di dời, tránh bão.

Đến 21 giờ ngày 14/11, xã thượng hóa đã di dời, sở tán 151 hộ/540 khẩu, xã hóa Sơn 42 hộ/102 khẩu, đồn BP Làng Ho đã vận động được 476 lượt bà con thuộc các bản thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, ưu tiên người già, phụ nữ, trẻ em di dời đến các trường học, nhà văn hóa và các nhà dân kiên cố trên địa bàn để tránh trú bão, tiếp tục rà soát, sơ tán số hộ dân nằm trong diện nguy hiểm dể có phương án di dời kịp thời.

Nhiều hộ trong số này vẫn còn chủ quan, cho rằng cơn bão số 13 không ảnh hưởng đến địa phương, hoặc ảnh hưởng chỉ với mức độ nhẹ, cùng với đó một số bà con tin tưởng vào kinh nghiệm phòng chống bão của mình.

Các trường học, công trình kiên cố là nơi cư ngụ cho bà con tránh bão.

Các trường học, công trình kiên cố là nơi cư ngụ cho bà con tránh bão.

Các đồn Biên phòng tuyến núi đã triển khai lực lượng, thành lập các tổ công tác tuyên truyền thường xuyên cho bà con, dùng các phương tiện hiện có để di dời kịp thời nhân dân đến nơi an toàn, nếu không chấp hành sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế bởi mục đích cao nhất, đó là bảo vệ tính mạng cho nhân dân trước nguy cơ sạt lở cao.

Để tiếp tục chủ động ứng phó với cơn bão số 13, BĐBP Quảng Bình đang ứng trực 24/24, sẵn sàng phương tiện, lực lượng, đảm bảo thông tin thông suốt để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra, hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng xung yếu, đồng thời bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho bà con tại nơi sơ tán, khi nào thật sự an toàn mới để người dân trở về.

Theo bản tin phát lúc 9 giờ ngày 15/11 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm.

Hồi 07 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 06h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 06 đến 12h tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Đức Hoàng - Lê Chung - Vĩnh Phúc

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nhung-hinh-anh-thiet-hai-ban-dau-o-da-nang-va-thua-thien-hue-do-bao-vamco-quang-binh-di-doi-hang-tram-ho-dan-tranh-bao-20201115093259434.htm