Những loài động vật có bề ngoài kinh dị nhất thế giới cổ đại
Trải qua hàng tỷ năm tiến hóa, các loài động vật trên Trái Đất phải chống chọi với những biến đổi khắc nghiệt của tự nhiên. Trong quá trình đó, đã có nhiều loài động vật phát triển cực thịnh rồi lại diệt vong.
1. Xiphactinus audax – Thủy quái kỷ Phấn Trắng
Xiphactinus là 1 loài cá biển lớn có xương và ăn thịt dài từ 4.5-6 m, nặng từ 270-450 kg đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng (65-90 triệu năm trước), chúng từng sống ở các vùng biển Bắc Mỹ, Tây Âu và Australia.
Chúng có ngoại hình giống loài cá cháo (Tarpon) ngày nay nhưng thực tế 2 loài này ko có họ hàng gì với nhau và được nói là 1 loài săn mồi khét tiếng, sẵn sàng ăn cả những con mồi lớn gần bằng kích cỡ, miễn là vừa miệng chúng.
2. Macrauchenia patachonica – Lạc đà hay lợn vòi?
Macrauchenia patachonica, còn gọi là Lạc đà ko bướu mũi dài, là loài động vật có vú móng guốc từng sinh sống ở Nam Mỹ vào thế Trung Tân cách đây 7 triệu năm. Macrauchenia giống như lạc đà không bướu (llama) ngày nay với 1 cái vòi ngắn, mặc dù chúng ko có quan hệ họ hàng gần với cả lạc đà lẫn voi nhưng lại có họ hàng xa với loài ngựa, tê giác và lợn vòi ngày nay. Cùng nhau, chúng là 1 phần của 1 nhóm động vật gọi là Perissodactyla có nguồn gốc ở Bắc Mỹ trước đó 60 triệu năm.
3. Pachyrhachis problematicus - Loài rắn biển cổ đại có 2 chân
Đây là 1 loài rắn biển nhỏ cổ đại từng sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Chúng là mắc xích quan trọng trong việc chuyển tiếp liên kết giữa rắn với thằn lằn biển. Chúng còn là 1 trong những loài rắn cổ đại nhất được biết đến trong việc còn giữ được chân sau phát triển tốt.
4. Helicoprion – Cá mập có chiếc hàm hình xoắn ốc
Helicoprion là 1 chi cá mập có sụn cổ đại đã tuyệt chủng, từng sống cách đây 270-290 triệu năm vào đầu kỷ Permian ở các vùng biển Bắc Mỹ, Đông Âu, châu Á và Australia ngày nay. Hóa thạch của chúng ngày nay chỉ là mẫu răng có dạng hình xoắn ốc cực kì đặc biệt, đã dẫn đến việc các nhà khoa học đã có ít nhất 2 phát thảo về hình dáng hàm của chúng, dạng đầu tiên là hình lưỡi cưa tròn ở hàm dưới và dạng thứ 2 là dạng hàm dưới phát triển dài hình xoắn ốc (dạng này là phác thảo đầu tiên và ít đc ủng hộ hơn tới thời điểm hiện tại). Họ hàng gần nhất của chúng ngày nay là loài cá mập nhỏ có tên gọi là cá mập ma Chimaeras.
5. Koolasuchus – Nòng nọc khổng lồ
Koolasuchus là 1 chi động vật Temnospondyli (gồm các loài động vật lưỡng cư nguyên thủy) thuộc họ Chigutisauridae. Hóa thạch của chúng đã đc tìm thấy ở Victoria, Australia, có niên đại 120 triệu năm trước vào đầu kỷ Phấn Trắng. Koolasuchus 1 loài động vật lưỡng cư khổng lồ có ngoại hình giống loài kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản ngày nay, ước tính dài tầm 4-5 m, có cân nặng đến 500 kg với phần hóa thạch xương sọ dài đến 65 cm. Chúng cũng là 1 trong những đại diện cuối cùng còn sót lại của chi Temnospondyli khi các họ hàng của chúng trong chi Temnospondyli hầu hết đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Tam Điệp.