Những loại máy bay 'xương sống' của Không quân Trung Quốc

Lực lượng Không quân Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng kể từ đầu những năm 1990, với nhiều loại máy bay chiến đấu có quân số đông đảo, trở thành xương sống của lực lượng này trong thế kỷ 21.

Chiến đấu cơ mới nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay là máy bay tàng hình J-20; được đưa vào biên chế tháng 3/2017, mặc dù động cơ cho loại máy bay này chưa hoàn thành và tính năng tàng hình của nó vẫn bị nghi ngờ.

Chiến đấu cơ mới nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay là máy bay tàng hình J-20; được đưa vào biên chế tháng 3/2017, mặc dù động cơ cho loại máy bay này chưa hoàn thành và tính năng tàng hình của nó vẫn bị nghi ngờ.

Tiêm kích tàng hình J-20 là chiến đấu cơ hạng nặng, hai động cơ; nhiệm vụ chính của J-20 là chiếm ưu thế trên không trước các loại chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ như F-22 và F-35; vì vậy, J-20 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (EASA) có công suất lớn và tên lửa phóng ngoài tầm nhìn PL-15.

Tiêm kích tàng hình J-20 là chiến đấu cơ hạng nặng, hai động cơ; nhiệm vụ chính của J-20 là chiếm ưu thế trên không trước các loại chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ như F-22 và F-35; vì vậy, J-20 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (EASA) có công suất lớn và tên lửa phóng ngoài tầm nhìn PL-15.

Tiêm kích J-20 được Trung Quốc phát triển giống như chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ; các công nghệ mới được phát triển, tiếp tục được tích hợp vào J-20, từ tên lửa không đối không siêu thanh đến các lớp phủ tàng hình mới, thiết bị điện tử và vũ khí laser. Trung Quốc hy vọng, J-20 sẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi của Trung Quốc.

Tiêm kích J-20 được Trung Quốc phát triển giống như chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ; các công nghệ mới được phát triển, tiếp tục được tích hợp vào J-20, từ tên lửa không đối không siêu thanh đến các lớp phủ tàng hình mới, thiết bị điện tử và vũ khí laser. Trung Quốc hy vọng, J-20 sẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi của Trung Quốc.

Loại chiến đấu cơ thứ hai có khả năng nhất trong lực lượng Không quân Trung Quốc là J-16; chiến đấu cơ này được Trung Quốc phát triển từ Su-27 của Liên Xô, nhưng với những cải tiến lớn, đặc biệt là khung thân, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí.

Loại chiến đấu cơ thứ hai có khả năng nhất trong lực lượng Không quân Trung Quốc là J-16; chiến đấu cơ này được Trung Quốc phát triển từ Su-27 của Liên Xô, nhưng với những cải tiến lớn, đặc biệt là khung thân, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí.

J-16 sử dụng khung máy bay bằng vật liệu tổng hợp, cho độ bền khung thân tốt hơn dòng Su-27 của Liên Xô, và đây cũng là phiên bản đầu tiên và duy nhất (tính đến hiện nay) trong gia đình Flanker, được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (ASEA), cung cấp khả năng nhận biết tình huống vượt trội so với tiêm kích Su-35.

J-16 sử dụng khung máy bay bằng vật liệu tổng hợp, cho độ bền khung thân tốt hơn dòng Su-27 của Liên Xô, và đây cũng là phiên bản đầu tiên và duy nhất (tính đến hiện nay) trong gia đình Flanker, được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (ASEA), cung cấp khả năng nhận biết tình huống vượt trội so với tiêm kích Su-35.

J-16 được thiết kế trong vai trò máy bay chiến đấu đa nhiệm, có khả năng như nhau trong cả vai trò không đối không và không đối đất; nhưng do không được trang bị động cơ véc-tơ lực đẩy, lên khả năng cơ động không bằng các máy bay chiến đấu cùng loại của Nga.

J-16 được thiết kế trong vai trò máy bay chiến đấu đa nhiệm, có khả năng như nhau trong cả vai trò không đối không và không đối đất; nhưng do không được trang bị động cơ véc-tơ lực đẩy, lên khả năng cơ động không bằng các máy bay chiến đấu cùng loại của Nga.

Để chiếm ưu thế trên không, chiến đấu cơ J-16 được trang bị những tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn, có thể tấn công các máy bay bảo đảm chiến đấu của đối phương như cảnh báo sớm, tiếp dầu trên không. J-16 sẽ là chiến đấu cơ chủ lực, để đối đầu với những chiếc F-15C của Không quân Mỹ và Nhật Bản.

Để chiếm ưu thế trên không, chiến đấu cơ J-16 được trang bị những tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn, có thể tấn công các máy bay bảo đảm chiến đấu của đối phương như cảnh báo sớm, tiếp dầu trên không. J-16 sẽ là chiến đấu cơ chủ lực, để đối đầu với những chiếc F-15C của Không quân Mỹ và Nhật Bản.

Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của chiến đấu cơ Su-35 thế hệ 4++ của Nga. Su-35 được Nga thiết kế để chiếm ưu thế trên không trước máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ là F-22 Raptor. Những chiếc Su-35 của Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm chủ không phận, trong một cuộc chiến nếu xảy ra.

Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của chiến đấu cơ Su-35 thế hệ 4++ của Nga. Su-35 được Nga thiết kế để chiếm ưu thế trên không trước máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ là F-22 Raptor. Những chiếc Su-35 của Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm chủ không phận, trong một cuộc chiến nếu xảy ra.

Su-35 được đánh giá cao vì sức mạnh vô địch của nó, nhất là khả năng cơ động, do máy bay sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều mạnh mẽ và khung máy bay sử dụng nhiều vật liệu composite để giảm trọng lượng. Về khả năng mang tải, Su-35 có khả năng mang tới 14 tên lửa không đối không.

Su-35 được đánh giá cao vì sức mạnh vô địch của nó, nhất là khả năng cơ động, do máy bay sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều mạnh mẽ và khung máy bay sử dụng nhiều vật liệu composite để giảm trọng lượng. Về khả năng mang tải, Su-35 có khả năng mang tới 14 tên lửa không đối không.

Su-35 trang bị radar mạng pha quét điện tử thụ động Irbis-E, có thể phát hiện mục tiêu tới 400 km ở bán cầu trước; hệ thống phát hiện và theo dõi hồng ngoại IRST cho các cuộc giao tranh tầm gần và có khả năng phát hiện và khóa máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 và F-22 Raptor của Mỹ.

Su-35 trang bị radar mạng pha quét điện tử thụ động Irbis-E, có thể phát hiện mục tiêu tới 400 km ở bán cầu trước; hệ thống phát hiện và theo dõi hồng ngoại IRST cho các cuộc giao tranh tầm gần và có khả năng phát hiện và khóa máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 và F-22 Raptor của Mỹ.

Về vũ khí, Su-35 sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không tầm xa có tốc độ siêu thanh R-37. Đây được đánh giá là những tên lửa không đối không có khả năng cao nhất trên thế giới, tầm bắn tới 400km, tốc độ Mach 6, cảm biến mạnh mẽ và khả năng cơ động cao để đảm bảo độ chính xác.

Về vũ khí, Su-35 sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không tầm xa có tốc độ siêu thanh R-37. Đây được đánh giá là những tên lửa không đối không có khả năng cao nhất trên thế giới, tầm bắn tới 400km, tốc độ Mach 6, cảm biến mạnh mẽ và khả năng cơ động cao để đảm bảo độ chính xác.

Không quân Trung Quốc cũng được trang bị chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 4, đó là chiến đấu cơ J-10. Mặc dù vẫn còn có những nghi vấn về nguồn gốc của J-10, nhưng đánh giá chung, đây là mẫu chiến đấu cơ hạng nhẹ, tương đối tiên tiến, tính năng tương đương như F-16 của Mỹ và JAS 39 Gripen của Thụy Điển.

Không quân Trung Quốc cũng được trang bị chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 4, đó là chiến đấu cơ J-10. Mặc dù vẫn còn có những nghi vấn về nguồn gốc của J-10, nhưng đánh giá chung, đây là mẫu chiến đấu cơ hạng nhẹ, tương đối tiên tiến, tính năng tương đương như F-16 của Mỹ và JAS 39 Gripen của Thụy Điển.

J-10 sử dụng nhiều vật liệu composite trong chế tạo, máy bay được trang bị động cơ vectơ lực đẩy, cho khả năng cơ động cao. J-10 cũng được trang bị radar AESA, đồng thời cũng có thể sử dụng một loạt vũ khí cao cấp được phát triển cho J-16 và J -20; trong đó có cả tên lửa tầm xa PL-15.

J-10 sử dụng nhiều vật liệu composite trong chế tạo, máy bay được trang bị động cơ vectơ lực đẩy, cho khả năng cơ động cao. J-10 cũng được trang bị radar AESA, đồng thời cũng có thể sử dụng một loạt vũ khí cao cấp được phát triển cho J-16 và J -20; trong đó có cả tên lửa tầm xa PL-15.

Tuy nhiên J-10 chỉ là máy bay hạng nhẹ, một động cơ, lên tầm bay và khả năng mang vũ khí hạn chế cũng như các loại cảm biến trang bị trên J-10 có công suất thấp hơn nhiều máy bay chiến đấu hạng nặng; do vậy nó chỉ chủ yếu đảm bảo phòng không nội địa, đương đầu với số chiến đấu cơ F-16 đông đảo của Mỹ và đồng minh.

Tuy nhiên J-10 chỉ là máy bay hạng nhẹ, một động cơ, lên tầm bay và khả năng mang vũ khí hạn chế cũng như các loại cảm biến trang bị trên J-10 có công suất thấp hơn nhiều máy bay chiến đấu hạng nặng; do vậy nó chỉ chủ yếu đảm bảo phòng không nội địa, đương đầu với số chiến đấu cơ F-16 đông đảo của Mỹ và đồng minh.

Chiến đấu cơ xương sống xếp cuối của Trung Quốc là tiêm kích J-11, đây là loại chiến đấu cơ được Trung Quốc sao chép từ Su-27 của Nga, nhưng có nhiều cải tiến về thiết bị điện tử hàng không, và chiếm số lượng lớn nhất về chiến đấu cơ thế hệ 4 trong không quân Trung Quốc hiện nay.

Chiến đấu cơ xương sống xếp cuối của Trung Quốc là tiêm kích J-11, đây là loại chiến đấu cơ được Trung Quốc sao chép từ Su-27 của Nga, nhưng có nhiều cải tiến về thiết bị điện tử hàng không, và chiếm số lượng lớn nhất về chiến đấu cơ thế hệ 4 trong không quân Trung Quốc hiện nay.

J-11BG là phiên bản mang màu sắc Trung Quốc nhiều nhất, khi sử dụng khung máy bay nhẹ và bền hơn, do sử dụng rộng rãi vật liệu composite; các cảm biến mới, hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử hiện đại hơn các hệ thống của đối tác Nga.

J-11BG là phiên bản mang màu sắc Trung Quốc nhiều nhất, khi sử dụng khung máy bay nhẹ và bền hơn, do sử dụng rộng rãi vật liệu composite; các cảm biến mới, hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử hiện đại hơn các hệ thống của đối tác Nga.

Tiêm kích chiến đấu J-11BG được trang bị màn hình màu LCD; đặc biệt là loại máy bay này cũng được trang bị tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn PL-15. Nếu một cuộc chiến xảy ra, số J-11B sẽ là lực lượng chiếm ưu thế trên không trước các chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ và đảm nhiệm tiến công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: QQ.

Tiêm kích chiến đấu J-11BG được trang bị màn hình màu LCD; đặc biệt là loại máy bay này cũng được trang bị tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn PL-15. Nếu một cuộc chiến xảy ra, số J-11B sẽ là lực lượng chiếm ưu thế trên không trước các chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ và đảm nhiệm tiến công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: QQ.

Cận cảnh từng chiếc đinh trên chiếc tiêm kích J-20 của Không quân Trung Quốc. Nguồn: CCTV.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-loai-may-bay-xuong-song-cua-khong-quan-trung-quoc-1511643.html