Những loài rái cá quý hiếm được tìm thấy ở Việt Nam

Rái cá là những loài động vật săn mồi nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và khả năng bắt cá điêu luyện. Việt Nam là nơi sinh sống của 4/13 loài rái cá trên thế giới, bên cạnh những loài rái cá thông thường, Việt Nam còn có những loài quý hiếm.

Rái cá thường (Lutra lutra) dài 57 - 95cm (chưa tính đuôi), nặng 7 - 12kg, được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Gia Lai, Lâm Đồng.

Rái cá thường (Lutra lutra) dài 57 - 95cm (chưa tính đuôi), nặng 7 - 12kg, được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Gia Lai, Lâm Đồng.

Loài rái cá này có bộ lông màu xám đến nâu hung đốm hoa râm, hơi thô; phần bụng màu xám tro, họng và má phớt trắng, đuôi dài tròn đều nhỏ dần.

Loài rái cá này có bộ lông màu xám đến nâu hung đốm hoa râm, hơi thô; phần bụng màu xám tro, họng và má phớt trắng, đuôi dài tròn đều nhỏ dần.

Trước đây rái cá thường rất phổ biến ở các thủy vực, hiện nay số lượng bị giảm sút nhiều do săn bắt lấy da lông buôn bán và môi trường sống bị suy thoái. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện Sắp nguy cấp.

Trước đây rái cá thường rất phổ biến ở các thủy vực, hiện nay số lượng bị giảm sút nhiều do săn bắt lấy da lông buôn bán và môi trường sống bị suy thoái. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện Sắp nguy cấp.

Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) dài 51 – 81cm (chưa tính đuôi), nặng 5 - 5,9kg, được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế, An Giang (Long Xuyên), Kiên Giang (U Minh Thượng), Cần Thơ, Cà Mau (Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình).

Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) dài 51 – 81cm (chưa tính đuôi), nặng 5 - 5,9kg, được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế, An Giang (Long Xuyên), Kiên Giang (U Minh Thượng), Cần Thơ, Cà Mau (Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình).

Loài rái cá này có bộ lông mầu nâu sẫm, sẫm đen. Phần dưới thân, bên cổ và phần dưới họng có mầu nâu ít khác biệt với mầu lưng. Môi dưới, cằm và trước họng mầu hơi trắng. Chóp đuôi thỉnh thoảng có đốm trắng. Đặc điểm nổi bật là da mũi có phủ lông.

Loài rái cá này có bộ lông mầu nâu sẫm, sẫm đen. Phần dưới thân, bên cổ và phần dưới họng có mầu nâu ít khác biệt với mầu lưng. Môi dưới, cằm và trước họng mầu hơi trắng. Chóp đuôi thỉnh thoảng có đốm trắng. Đặc điểm nổi bật là da mũi có phủ lông.

Trước đây rái cá lông mũi phổ biến ở các khu rừng tràm và rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay số lượng bị giảm sút nghiêm trọng do săn bắt và mất rừng. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện Nguy cấp.

Trước đây rái cá lông mũi phổ biến ở các khu rừng tràm và rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay số lượng bị giảm sút nghiêm trọng do săn bắt và mất rừng. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện Nguy cấp.

Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata) dài 79cm (chưa tính đuôi), nặng 8 - 9kg, phân bố rộng khắp Việt Nam, đã thu mẫu hoặc quan sát thấy ở Quảng Ninh (vịnh Hạ long), Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata) dài 79cm (chưa tính đuôi), nặng 8 - 9kg, phân bố rộng khắp Việt Nam, đã thu mẫu hoặc quan sát thấy ở Quảng Ninh (vịnh Hạ long), Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Loài này có tai lớn hơn tai rái cá thường, bộ lông mầu xám đến nâu hung, gần giống rái cá thường nhưng lông dài và mịn mượt hơn. Ngực, môi trên, má, họng và cổ mầu trắng sữa, lông bụng mầu sáng hơn lưng. Đặc điểm nổi bật khác là đuôi dẹt ra hai bên như chèo.

Loài này có tai lớn hơn tai rái cá thường, bộ lông mầu xám đến nâu hung, gần giống rái cá thường nhưng lông dài và mịn mượt hơn. Ngực, môi trên, má, họng và cổ mầu trắng sữa, lông bụng mầu sáng hơn lưng. Đặc điểm nổi bật khác là đuôi dẹt ra hai bên như chèo.

Trước đây rái cá lông mượt có khá nhiều, nhưng hiện nay do săn bắt và môi trường, nơi sống bị suy thoái nên vùng phân bố bị thu hẹp nhiều và số lượng giảm sút nghiêm trọng. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện Nguy cấp.

Trước đây rái cá lông mượt có khá nhiều, nhưng hiện nay do săn bắt và môi trường, nơi sống bị suy thoái nên vùng phân bố bị thu hẹp nhiều và số lượng giảm sút nghiêm trọng. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện Nguy cấp.

Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) dài 40 - 63cm (chưa tính đuôi), nặng 4 - 5kg, là loài rái cá bé nhất thế giới. Chúng phân bố rộng trên toàn quốc, được thu mẫu và quan sát thấy ở Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Quảng Trị, Bình Phước, Lâm Đồng, Kiên Giang, Cà Mau.

Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) dài 40 - 63cm (chưa tính đuôi), nặng 4 - 5kg, là loài rái cá bé nhất thế giới. Chúng phân bố rộng trên toàn quốc, được thu mẫu và quan sát thấy ở Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Quảng Trị, Bình Phước, Lâm Đồng, Kiên Giang, Cà Mau.

Loài này có thân hình ngắn, chắc hơn các loài rái cá khác. Tai có nắp che lỗ tai. Bộ lông mầu nâu nhạt hoặc xám nâu, phần bụng mầu sáng hơn. Đặc điểm nổi bật là vuốt chân nhỏ, không thò ra khỏi ngón. Màng bơi không phủ hết ngón chân.

Loài này có thân hình ngắn, chắc hơn các loài rái cá khác. Tai có nắp che lỗ tai. Bộ lông mầu nâu nhạt hoặc xám nâu, phần bụng mầu sáng hơn. Đặc điểm nổi bật là vuốt chân nhỏ, không thò ra khỏi ngón. Màng bơi không phủ hết ngón chân.

Trước đây rái cá vuốt bé có phân bố rộng trên toàn quốc với số lượng phong phú. Hiện nay, trữ lượng đã bị giảm sút nhiều do săn bắt và mất nơi sống. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện sắp nguy cấp.

Trước đây rái cá vuốt bé có phân bố rộng trên toàn quốc với số lượng phong phú. Hiện nay, trữ lượng đã bị giảm sút nhiều do săn bắt và mất nơi sống. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng thuộc diện sắp nguy cấp.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-loai-rai-ca-quy-hiem-duoc-tim-thay-o-viet-nam-post600224.antd