Những lợi ích từ cao xương ngựa
Ngựa là động vật thuộc bộ guốc lẻ, đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45-55 triệu năm, để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay. Ngựa là một kho dược liệu sống quý hiếm ở Việt Nam, ngựa bạch được quý trọng thứ hai sau hổ. Ngựa là loài cho thịt có lượng đạm, chất sắt và vitamin cao nhất. Theo Đông y, thịt ngựa, xương ngựa, sữa ngựa, răng ngựa, phân ngựa, gan, phổi và máu ngựa đều là những vị thuốc quý.
Xương ngựa (Mã cốt) thường dùng dưới dạng cao, trong cao ngựa có 17 loại axit amin vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người, trong đó có 10 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần phải cung cấp từ nguồn thức ăn, những axit amin đó là: Lyzine, Methionine, Arginine, Histidine, Leucine, Isoleusine, Valine, Threonine, Trytophane, Phenylalamine. Những axit amin này cấu tạo nên protein của cơ thể, nếu thiếu 1 trong những axit amin trên thì những axit amin khác không thể tác hợp và vận hành được, có nghĩa là tất cả các loại axit amin phải được ăn và thẩm thấu cùng lúc để cơ thể làm việc điều hòa. 10 loại axit amin trên kết hợp 7 loại axit amin còn lại cùng với hàm lượng protein rất cao ( trên 70%) làm cho cao xương ngựa và những sản phẩm được chế biến từ xương ngựa, thịt ngựa rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều loại bệnh tật với mọi lứa tuổi.
Theo DS. Đỗ Huy Ích và các chuyên gia ở Viện Dược liệu, thì xương ngựa có chứa canxi photphat, oscein, chất keratin cùng với gelatin khi thủy phân cho nhiều axit amin cần thiết giúp duy trì và phát triển tế bào, tăng cường hấp thụ canxi và là nguồn bổ sung chất vôi cho cơ thể, thuận lợi cho sự phát triển của xương. Cao xương ngựa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân, xương, tăng cường sinh lực, giảm đau nhức xương khớp, phòng chống loãng xương, thoái hóa khớp cho người lớn tuổi, trẻ em còi xương suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, kinh nguyệt không đều, người lao động nặng nhọc, độc hại, người già kém ăn mất ngủ. Cao xương ngựa có thể hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, bệnh vô sinh hiếm muộn, liệt dương ở đàn ông, nam nữ yếu sinh lý. Vì vậy, sử dụng cao xương ngựa đúng liều lượng và đúng cách thì rất tốt cho sức khỏe.
Cách dùng: Liều dùng hàng ngày: 5-10g cao (cho người lớn), 3-5g (cho trẻ em tùy tuổi). Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày. Tốt nhất nên dùng khoảng 300 gram cho một đợt điều trị, khi đó mới phát huy hết tác dụng của cao. Dạng dùng thông thường là thái cao thành miếng ăn trực tiếp hoặc trộn với cháo nóng để ăn. Có thể trộn cao với mật ong (1 thìa) hấp cách thủy hoặc ngâm cao (100g) trong một lít rượu 40 độ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ. Cao xương ngựa là thực phẩm rất giàu chất đạm, vì vậy những người bị bệnh cấp tính ngoài da và đau khớp xương như bệnh giời leo, bệnh gút khi lên cơn đau cấp tính (nồng độ acid uric trong máu tăng lên từ 7 -8 mg/dl), người có dấu hiệu suy gan, thận, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng cao xương ngựa. Khi dùng cao ngựa thì phải kiêng các chất tanh như tôm, cua, cá,…; kiêng uống nước chè đặc; không ăn đậu xanh, các loại măng tre, rau muống, rau cải; chất cay, tỏi, ớt, hạt tiêu…