Những máy bay quân sự đình đám ở Singapore Airshow

Hàng chục mẫu máy bay quân sự bắt mắt đang được trưng bày trên mặt đất hoặc nhào lộn trong không trung tại Singapore Airshow - triển lãm hàng không và quốc phòng lớn nhất châu Á (diễn ra từ ngày 11 tới 16/2 ở Singapore).

Máy bay huấn luyện (cả quân sự và dân sự) Gabriel BK 160 sản xuất tại Italy, đã được nhiều nước sử dụng. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay huấn luyện (cả quân sự và dân sự) Gabriel BK 160 sản xuất tại Italy, đã được nhiều nước sử dụng. Ảnh: Gia Bảo.

Không quân Mỹ mang đến Singapore Airshow lần này chiếc KC-135 Stratotanker, do hãng Boeing (Mỹ) sản xuất. Đây là loại Máy bay tiếp nhiên liệu trên không, trọng lượng tối đa 161,25 tấn, tốc độ 933 km/h. Stratotanker cũng có thể được sử dụng trong các chiến dịch sơ tán, vận chuyển bệnh nhân. Ảnh: Gia Bảo.

Không quân Hoàng gia Thái Lan giới thiệu tại triển lãm chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-5 TH có hệ thống radar và vũ khí tầm xa, có độ chính xác cao. F-5 TH cũng được lắp đặt Liên kết dữ liệu chiến thuật để thực hiện nhiệm vụ cùng các chiến đấu cơ đa nhiệm khác và hệ thống phòng không. Máy bay có tốc độ tối đa là 1.315 km/h. Ảnh: Gia Bảo.

Không quân Malaysia góp mặt ở Singapore Airshow với chiếc máy bay vận tải 4 động cơ A400-M (ảnh chụp từ phía sau). Được thiết kế chở đồ “khủng” như trực thăng, xe bọc thép, xe tải hạng nặng...., loại máy bay này có thể chở nặng hơn C-17 và hạ cánh được trên đường băng gồ ghề. A400-M có thể vận chuyển 116 lính dù hoặc 25 tấn hàng, tiếp liệu trên không, sơ tán y tế...

Hai cô gái Việt Nam trải nghiệm buồng lái máy bay huấn luyện Gabriel BK 160, do hãng Blackshape của Italy sản xuất. Máy bay có khung làm bằng sợi carbon, buồng lái kính hiện đại, cần điều khiển đôi, dù cứu hộ, thùng nhiên liệu chống nổ, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến... Ảnh: Gia Bảo.

Không quân Singapore mang tới triển lãm chiếc trực thăng tấn công đa nhiệm AH-64D Apache Longbow. Máy bay có hệ thống radar và kiểm soát hỏa lực tinh vi, cho phép phát hiện, phân loại và ưu tiên các mục tiêu tấn công tĩnh và động cả trên mặt đất và trong không trung. Apache Longbow được lắp tên lửa AGM-114 Hellfire, rocket Hydra 70 và súng máy nòng xoay M230 30mm. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. Ảnh: Gia Bảo.

Chiến đấu cơ đa nhiệm F-15SG của Không quân Singapore. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay chiến đấu đa nhiệm F-16 D+ Fighting Falcon của Không quân Singapore. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30MKM của Không quân Malaysia. Ảnh: Gia Bảo.

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Aster 30 của Không quân Singapore. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay không người lái 1 động cơ Heron 1 của Không quân Singapore. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay trực thăng S-70B Seahawk của Không quân Singapore. Ảnh: Gia Bảo.

Trực thăng UH-1Y Venom của Thủy quân lục chiến Myz. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay cánh xoay nghiêng V-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Gia Bảo.

Trực thăng MH-60R Seahawk của Hải quân Mỹ. Ảnh: Gia Bảo.

Trực thăng AH-1Z Viper của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ. Ảnh: Gia Tùng.

Máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Không quân Mỹ. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay vận tải C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay không người lái Heron MK II do IAI (Israel) sản xuất. Ảnh: Gia Bảo.

Hai chiếc trực thăng tấn công thuộc đội bay biểu diễn của Không quân Singapore vờn nhau tại Singapore Airshow ngày 12/2. Ảnh: Gia Bảo.

Trực thăng của Singapore và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ bay trình diễn ngày 12/2. Ảnh: Gia Bảo.

Máy bay chiến đấu F-22 Raptor bay biểu diễn ngày 12/2 tại Singapore Airshow 2020. Ảnh: Gia Bảo.

Gia Bảo

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/nhung-may-bay-quan-su-dinh-dam-o-singapore-airshow-1518940.tpo