Những mối quan hệ mật của NASA (bài 1)

Washington, DC, ngày 10/4/2015 cung cấp những câu chuyện che đậy và các hoạt động mật, theo dõi những vụ thử tên lửa của Liên Xô, và cung cấp dữ liệu thời tiết cho quân đội Mỹ là một phần hoạt động mật của Cơ quan quản trị không gian và hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA) kể từ những ngày đầu vào năm 1958 theo những tài liệu được phân loại và đăng tải lần đầu tiên bởi Lưu trữ An ninh quốc gia tại Đại học George Washington.

Tác giả bài viết, James E. David, người phụ trách bộ phận Lịch sử không gian của NASA, đã thu thập được những tài liệu trong việc viết nên cuốn sách được giới phê bình đánh giá cao, sách mang tựa đề :“Điệp viên và tàu con thoi: Những mối quan hệ mật của NASA với Bộ Quốc phòng và CIA.

Theo tác giả David thì mặc dù ý định ban đầu của Quốc hội Mỹ là thành lập NASA chỉ đơn thuần như một cơ quan vũ trụ dân sự thuần túy, nhưng sự kết hợp của các hoàn cảnh đã khiến cơ quan này kết hợp các hoạt động của mình với “các chương trình đen” được vận hành bởi quân đội và cộng đồng tình báo Mỹ. Suốt nhiều năm, những hạn chế về phân loại đã giữ bí mật phần lớn các hoạt động mật của NASA không được công chúng biết đến. Bài viết này sẽ giải mật rất nhiều bí mật chưa từng biết về NASA.

Trạm vũ trụ Skylab của NASA có phi hành đoàn trong 3 giai đoạn 1973-1974. Ảnh nguồn: NASA.

Trạm vũ trụ Skylab của NASA có phi hành đoàn trong 3 giai đoạn 1973-1974. Ảnh nguồn: NASA.

Luật thành lập NASA năm 1958 đã cố gắng tạo ra những chương trình không gian và hàng không vũ trụ quân sự cũng như dân sự theo một cách nổi bật và riêng biệt. Luật này chỉ đạo NASA thực hiện những hoạt động và nghiên cứu vì hòa bình, khoa học và hàng không vũ trụ mở, cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) tiến hành các hoạt động liên quan đến hoạt động quân sự và quốc phòng. Nhiệm vụ này là nguyên tắc hướng dẫn cho NASA và các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ liên quan đến những chương trình du hành của họ. Những chương trình này được quảng bá như một minh chứng cho cách người Mỹ dùng không gian cho các mục đích khoa học.

Tuy nhiên NASA không phải lúc nào cũng tuân theo nhiệm vụ vì một số lý do. Những lý do này bao gồm nhu cầu cho NASA và các cơ quan an ninh quốc gia cùng sử dụng phần cứng và cơ sở vật chất của nhau để hoàn thành nhiệm vụ của họ, phụ thuộc vào nhau về dữ liệu và kiến thức chuyên môn liên quan đến các chương trình không gian và hàng không vũ trụ nước ngoài, cũng như những yêu cầu về giám sát và hạn chế các chương trình của NASA nhằm loại bỏ những mối đe dọa nhất định đối với những chương trình được phân loại, hoặc từ chối dữ liệu khoa học quan trọng đối với các đối thủ của Mỹ.

Cho đến nay, do bản chất phân loại nên có rất ít câu chuyện về những mối quan hệ bí mật của NASA với DoD và CIA trong lĩnh vực du hành được công khai. Những hé lộ trong bài viết này được lấy từ cuốn sách của tác giả David và một phần được công khai bởi NASA theo chương trình xem xét giải mật tự động/ có hệ thống hoặc có được thông qua những yêu cầu giải mật. Chúng được phân thành các hạng mục sau: 1. NASA là người tiêu dùng tình báo; 2. Sự hỗ trợ của NASA nhằm phân tích tình báo về các chương trình không gian và hàng không vũ trụ hải ngoại; 3. Sự tham gia của NASA trong các câu chuyện mật; 4. Việc mua lại và dùng các công nghệ được phân loại của NASA trong chương trình thám hiểm Mặt trăng; 5. Những rào cản đối với các chương trình viễn thám của NASA; 6. Những yêu cầu an ninh quốc gia và vệ tinh ứng dụng của NASA; 7. Tàu con thoi vũ trụ.

James Fletcher, quản trị viên NASA giai đoạn 1971-1977 và 1986-1989. Ảnh nguồn: NASA.

James Fletcher, quản trị viên NASA giai đoạn 1971-1977 và 1986-1989. Ảnh nguồn: NASA.

NASA, người tiêu dùng tình báo

Như đã biết, các hoạt động không gian quân sự và dân sự của Liên Xô là mục tiêu tình báo quan trọng trong suốt thời Chiến tranh Lạnh. NASA và các lãnh đạo quân sự và chính trị Mỹ luôn yêu cầu thông tin chính xác và kịp thời về các nỗ lực của Liên Xô. Do bởi bản chất bí mật quanh chúng mà các các cơ quan tình báo là nguồn dữ liệu duy nhất. Trước khi NASA chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/1958, CIA đã cung cấp các báo cáo và bản tóm tắt của Văn phòng tình báo khoa học (OSI) về chương trình không gian Liên Xô. Quyền tiếp cận thông tin này nhanh chóng được trao cho những quan chức được lựa chọn. Ước tính tình báo quốc gia (NIE) và Ước tính tình báo quốc gia đặc biệt (SNIE) được công bố bởi Ủy ban tình báo Mỹ - là cơ quan báo cáo cấp cao nhất về chương trình không gian Liên Xô và những vấn đề khác.

Một bài đăng của Lưu trữ an ninh quốc gia trước đây cho thấy có 7 bài đăng NIE được công bố từ năm 1962 đến năm 1983 chỉ thuần tập trung vào chương trình không gian Liên Xô. NASA nhận các tài liệu đầu tiên từ NIE và SNIE về vấn đề này và các chủ đề liên quan chỉ một thời gian ngắn ngay sau khi bắt đầu hoạt động. CIA thành lập Trung tâm phân tích không gian và tên lửa nước ngoài (FMSAC) vào năm 1963 như là văn phòng chính để phân tích tất cả các chương trình tên lửa và không gian nước ngoài. FMSAC đã sản xuất một loạt các ấn phẩm (bao gồm ấn phẩm thường nhật hoặc hàng tuần) và thực hiện các bản tóm tắt của CIA, NASA cùng các quan chức khác. Đến năm 1966, giới lãnh đạo NASA nhận cả ấn phẩm và những bản tóm tắt thường xuyên của FMSAC về chương trình không gian của Liên Xô. NASA tiếp tục nhận các báo cáo tình báo và bản tóm tắt trong thập niên 1980.

Vệ tinh viễn thám Landsat 2 của NASA được phóng trong năm 1975. Ảnh nguồn: NASA.

Vệ tinh viễn thám Landsat 2 của NASA được phóng trong năm 1975. Ảnh nguồn: NASA.

Hỗ trợ phân tích tình báo nước ngoài

CIA đã thừa nhận những đóng góp có giá trị của NASA trong việc phân tích tình báo. Năm 1994, CIA và NASA cùng nhất trí cử 2 kỹ sư từ Văn phòng chuyến bay không gian có người lái (OMSF) sẽ làm việc toàn thời gian cho FMSAC. Sự dàn xếp này tiếp tục đến cuối thập niên 1960, song ngoài việc giúp phân tích chương trình du hành vũ trụ có con người của Liên Xô thì sự đóng góp thực tế của NASA vẫn còn là một bí ẩn. Để có được chuyên môn của NASA trong nhiều lĩnh vực về hàng không vũ trụ, năm 1965, CIA và NASA đồng nhất trí thành lập 8 ban cố vấn chung CIA-NASA sẽ họp 1 hoặc 2 lần mỗi năm. Một trong số ít hồ sơ được giải mật là bản tóm tắt chương trình nghị sự cuộc họp đầu tiên của Ban hành tinh và mặt trăng. Không rõ 8 ban cố vấn này hoạt động trong bao lâu. Đầu thập niên 1970, NASA đã trở thành thành viên của Ủy ban tình báo hàng không vũ trụ và tên lửa thuộc Ủy ban tình báo Mỹ.

Được thành lập vào năm 1956, trách nhiệm của ủy ban tình báo bao gồm báo cáo về tình báo tên lửa và không gian lên Ủy ban tình báo Mỹ; phát triển những mục tiêu tình báo không gian và tên lửa; đồng thời đánh giá khả năng các hệ thống thu thập nhằm đáp ứng chúng. NASA tiếp tục trở thành thành viên của Ủy ban tình báo các hệ thống không gian và vũ khí. Hầu như mọi báo cáo sau năm 1970 và những sản phẩm khác của 2 ủy ban này vẫn đang được phân loại. CIA sáng lập ra Ban hội thẩm tình báo không gian (SIP) năm 1965 để tư vấn cho giám đốc Tình báo trung ương (DCI). Nhiệm vụ của SIP là đánh giá cộng đồng tình báo về các chương trình nước ngoài và đề xuất những cải tiến trong các kỹ thuật phân tích cùng những khả năng thu thập tình báo. Tất cả thành viên ban đầu của SIP là người bên ngoài CIA và bao gồm 2 quan chức NASA. Khi thời hạn 4 năm kết thúc, 2 cá nhân này đã rời NASA và làm việc trong ngành công nghiệp.

Có thêm ai khác là nhân viên của NASA trong SIP hay không vẫn không được biết đến. Cuộc họp của chương trình nghị sự vào tháng 11/1968 là một trong số những hồ sơ giải mật đầu tiên của SIP. Bắt đầu từ năm 1963, CIA đã yêu cầu Trung tâm nghiên cứu Langley của NASA phân tích những đặc tính khí động học của máy bay, tên lửa và tàu vũ trụ của Liên Xô. Một nhóm nhỏ các kỹ sư thường xuyên dùng ảnh được phân loại để tạo ra những mô hình xe cộ và thử nghiệm chúng trong các đường hầm gió trong những điều kiện an toàn ở Langley. Họ chuẩn bị các báo cáo và đưa ra những bản tóm tắt bao gồm một bản cho DCI năm 1968. Trước khi kết thúc dự án vào thập niên 1980, các kỹ sư NASA đã trao nhiều bản tóm tắt cho các cơ quan tình báo, lực lượng vũ trang và các nhà thầu.

Tham gia vào các hoạt động mật

Ông Hugh Dryden, người từng làm giám đốc cho Ủy ban cố vấn quốc gia về hàng không vũ trụ (NACA) giai đoạn 1947-1958, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì câu chuyện mật về U-2 dùng làm máy bay trinh sát thời tiết bắt đầu hồi giữa thập niên 1950. Ông Dryden cùng các quan chức NASA khác tiếp tục duy trì câu chuyện mật sau khi NASA đảm nhận NACA vào năm 1958. Sau vụ phi công Gary Powers lái máy bay U-2 bị bắn hạ vào tháng 5/1960, NASA dù hơi bối rối nhưng vẫn tiếp tục che đậy những dự án phát triển máy bay gián điệp trong những năm sau đó. Dryden tư vấn cho CIA về câu chuyện mật của A-12 (kế nhiệm U-2 của CIA). Để che đậy việc phát triển các phương tiện trinh sát trên cao, tình báo Mỹ đã thành lập Ủy ban lập kế hoạch dự phòng liên ngành (ICPC) vào năm 1963. Robert Seamans (khi đó là quản trị viên của NASA) là tư vấn viên của ICPC.

(Còn nữa)

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/nhung-moi-quan-he-mat-cua-nasa-bai-1--i692955/