Những món đồ buộc phải có trong đêm tân hôn thời xưa
Trong đêm tân hôn, buộc phải có những món đồ này, nếu không cô dâu sẽ vô cùng lúng túng và không biết phải 'hành sự' như thế nào.
Thời xưa, khi con gái xuất giá, nhà mẹ đẻ sẽ phải chuẩn bị một số của hồi môn cho con gái bao gồm tiền bạc, đồ gia dụng, các loại chăn, màn, gối, đệm.
Trong đó, có 3 món đồ nhạy cảm buộc phải có, gọi là vật “áp đáy hòm”, nếu không có cô dâu sẽ vô cùng lúng túng không biết phải làm sao trong đêm tân hôn.
Vật thứ nhất là khăn tay trắng
Thời cổ đại, trinh tiết của một người con gái vô cùng quan trọng, được xem là quy chuẩn để đánh giá người phụ nữ. Do đó, trong đêm động phòng hoa chúc, chiếc khăn tay màu trắng này sẽ được đặt trên giường. Sau một đêm, chiếc khăn có dính máu sẽ chứng minh được cô gái vẫn còn trinh tiết, tâm tính thuần khiết. Chuyện này thường sẽ là chuyện riêng tư giữa cô dâu và chú rể và người ngoài không được biết.
Vật thứ 2 là quần yếm
Theo lễ tiết thời xưa, rất nhiều đàn ông và phụ nữ kết hôn dựa trên mai mối. Thậm chí trước đó 2 người còn chưa từng gặp gỡ, nói chuyện. Điều này khiến cho đêm tân hôn trở nên vô cùng ngượng ngùng.
Đến thời khắc động phòng, để tránh phát sinh trường hợp quá ngượng ngùng, không thể làm gì, cô dâu sẽ mặc quần yếm, giảm bớt lung túng, xấu hổ.
Vật thứ 3 đó là một quyển sách
Nghe thì có vẻ không đao to búa lớn, nhưng quyển sách này ghi lại những kiến thức về chuyện chăn gối của vợ chồng.
Do xã hội phong kiến tư tưởng không cởi mở, chuyện vợ chồng là chuyện tối kỵ. Ngay cả cha mẹ, anh chị cũng không được chia sẻ, vì vậy tất cả cô dâu đa số đều hoàn toàn không biết gì. Nhà mẹ đẻ phải chuẩn bị quyển sách ghi lại những kiến thức cơ bản, kèm theo hình minh họa để cô dâu học tập, đêm tân hôn có thể thuận lợi, viên mãn. Vợ chồng có hạnh phúc hay không cũng nhờ một phần vào các kỹ năng được viết trong cuốn sách này.