Những nghịch lý trong bức tranh kinh tế Ấn Độ
n Độ sở hữu nền kinh tế lớn mạnh, nhưng người dân lại nghèo. Tổ chức thể chế của quốc gia này đủ mạnh để đảm bảo thứ hạng đánh giá đầu tư, nhưng hoạch định chính sách của họ thì không.
Rộng lớn và lỏng lẻo, việc phong tỏa ở Ấn Độ đã được “địa phương hóa”. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19, lệnh cấm vẫn được áp dụng. Còn ở những địa phương khác, chúng đã dần được nới lỏng.
Người dân có thể đến những nơi thờ cúng, nhưng không được chạm vào tượng thần. Họ có thể đến những trung tâm thương mại, nhưng không được vào khu vực trò chơi hoặc rạp chiếu phim trong đó.
Ở Punjab, người đi mua sắm ở trung tâm thương mại được mua quần áo nhưng không được thử chúng.
Việc phong tỏa bắt đầu vào ngày 25/3 đã thất bại trong việc ngăn chặn virus, những ca mắc bệnh tiếp tục tăng lên một cách đáng báo động. Nhưng nó lại thành công trong việc .... kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ!
Số lượng người có việc làm đã giảm xuống còn 282 triệu người vào tháng Tư, so với mức trung bình trên 400 triệu người của năm ngoái, theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE). Trung tâm này đã đặt câu hỏi cho mọi người xem liệu rằng họ đang có việc làm vào thời điểm ngày hỏi không.
Các công ty sản xuất ô tô của Ấn Độ không bán được chiếc xe nào cho các nhà bán lẻ trong tháng Tư.
Chỉ số đo lường hoạt động dịch vụ dựa trên một khảo sát dành cho những người quản lý mua hàng đã giảm xuống còn 5.4, mức thấp nhất được ghi nhận trong cả lĩnh vực dịch vụ lẫn lĩnh vực sản xuất ở bất kỳ đâu, theo IHS Markit, một công ty đã tổ chức khảo sát trên hơn 40 quốc gia.
Việc làm, số lượng ô tô bán ra và dịch vụ đã cải thiện vào tháng Năm: một bước thoát ra khỏi “vực sâu” như cách nói của CMIE. Nhưng theo Moody’s, một cơ quan xếp hạng tín dụng, GDP nước này vẫn sẽ giảm 4% vào cuối năm tài chính tháng 3/2021.
Không có gì ngạc nhiên khi sau đó, vào ngày 01/06, Moody’s hạ bậc tín dụng của Ấn Độ lần đầu tiên kể từ năm 1998. Moody’s đã chỉ ra rằng khoản nợ của chính phủ Ấn Độ cao hơn 30% điểm so với một nền kinh tế điển hình với cùng một hạng tín dụng.
Điểm yếu này từng được bù đắp bằng sự tăng trưởng nhanh một cách bất thường. Nhưng kể cả trước khi đại dịch xảy ra, đà tăng trưởng vốn đã tuột dốc.
Tỷ lệ tăng trưởng giảm từ mức 8,3% cuối năm tài chính tháng 3/2017 xuống còn 4,2% vào năm tài chính vừa rồi.
Moody’s cho rằng, cuộc khủng hoảng chỉ đơn giản là “khuếch đại” thêm những điểm yếu kém bắt nguồn từ sự bất lực của chính phủ trong việc dọn dẹp hệ thống ngân hàng bê bối, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn hoặc sửa đổi quy định đã bó buộc thị trường lao động, đất đai và sản phẩm.
Việc hạ bậc đã làm điểm do Moody’s đánh giá rơi xuống nhóm có điểm đầu tư thấp nhất, tương tư như điểm đánh giá của Fitch và S&P. Điều này cũng gây ra phản ứng dây chuyền.
Bởi vì xếp hạng tín dụng của một quốc gia tạo ra một mức trần cho điểm tín dụng của các doanh nghiệp trong quốc gia đó, Moody’s cũng đã giảm nhẹ xếp hạng tín dụng của 37 công ty Ấn Độ.
Trong số này bao gồm cả những công ty tư nhân thành công nhất như là Reliance Industries, Tata Consultancy Services and Ngân hàng HDFC.
Bất kỳ sự xuống hạng nào nữa trong nhóm “rác” cũng là một sự đau đầu đối với chính phủ Ấn Độ.
Vì thế, họ có thể thở phào nhẹ nhõm khi phản ứng nhanh chóng của họ đối với cuộc khủng hoảng kinh tế, kết hợp của những biện pháp cứu trợ tài chính, hạn chế tài chính, và cải cách luật pháp, có vẻ như chí ít cũng đã thuyết phục được S&P dừng tay.
Mặc cho sự hỗn loạn của nền kinh tế Ấn Độ, cơ quan xếp hạng tín dụng này đã tái khẳng định việc xếp loại của mình và cho biết họ không có ý định thay đổi nó trong tương lai gần.
S&P cũng lưu ý rằng chính phủ Ấn Độ gần đây “tương đối thận trọng” trong phương thức tiêu dùng trong năm nay, chủ yếu dựa vào các khoản bảo đảm tín dụng, chứ không phải là khoản chi tiêu trực tiếp.
Andrew Wood, nhà phân tích chính của S&P, lưu ý thêm, Ấn Độ cũng có “những nước đi hiếm gặp” trong việc kết hợp nỗ lực cứu trợ với những cải cách dài hạn.
Đáng chú ý nhất là một vài bang nằm dưới sự quản lý của Đảng Bharatiya Janata, do Thủ tướng Narendra Modi dẫn dắt, đã nới lỏng luật lao động, cho phép những công ty có hơn 100 người lao động được phép cắt giảm lao động mà không cần chính phủ chấp thuận.
Cuộc cải cách được tuyên truyền là chỉ mang tính tạm thời. Nhưng nếu nó hiệu quả, nó có lẽ sẽ tồn tại và lan rộng ra những bang khác, Capital Economics, một công ty tư vấn lập luận.
Cuộc cải cách có thể khuyến khích đầu tư và sự phát triển về lâu dài. Những cơ quan xếp hạng tín dụng không phải lúc nào cũng được đánh giá cao ở Ấn Độ.
Vào năm 2017, Arvind Subramanian, trưởng ban cố vấn kinh tế của Ấn Độ thời điểm đó, đã cáo buộc những công ty này có “tiêu chuẩn thấp kém”, chỉ để nịnh bợ Trung Quốc và đánh giá thấp Ấn Độ.
Nhưng thực tế là, những công ty đáng giá tín dụng quốc tế hiện giờ còn có thái độ lạc quan về Ấn Độ hơn so với một số người Ấn có hiểu biết.
Dự đoán mức tăng trưởng -4% của Moody’s (và -5% của S&P) có vẻ khá lạc quan so với mức -12,5% (không có thêm tác nhân kích thích) đưa ra bởi Pronab Sen, cựu trưởng ban thống kê Ấn Độ.
Ông Subramanian cho rằng mức tăng trưởng thực của năm nay chỉ thấp ở mức -8%, dù những số liệu chính thức không phản ánh được điều này.
Đối với các tổ chức đánh giá tín dụng, và tất cả những nhà phân tích khác trong đất nước này, Ấn Độ luôn là một nghịch lý.
Nền kinh tế thì lớn mạnh nhưng người dân thì nghèo. Tổ chức thể chế của quốc gia này đủ mạnh để đảm bảo thứ hạng đánh giá đầu tư, nhưng hoạch định chính sách của họ thì không.
Nợ công thì cao, còn nợ nước ngoài lại khá khiêm tốn. Bên cạnh những nghịch lý thâm căn cố đế này, một số nhà quan sát đã bổ sung thêm một điều.
Họ nói rằng Ấn Độ như là một bức tranh của Monet Lúc ở gần, nó là một mớ hỗn độn. Nhưng khi nhìn từ xa, nó vẫn trông hấp dẫn lắm.
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-nghich-ly-trong-buc-tranh-kinh-te-an-do-post86329.html