Những người không được uống sữa buổi sáng
Những người bị bệnh dưới đây cần chú ý thời điểm uống sữa để đảm bảo sức khỏe nhé.
Thành phần của sữa
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất.
Protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao. Protein sữa bao gồm casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm hơn 75% tổng số protein. Casein có đủ tất cả các acid amin cần thiết. Đặc biệt là Lysin là một acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
Chất béo sữa có trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao, chứa nhiều acid béo chưa no. Chính vì vậy, chất béo sữa có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa, có giá trị sinh học cao.
Đường của sữa là lactoza, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn là galactoza và glucoza. Lactoza trong sữa bò là 2,7-5,5%, sữa mẹ là 7%.
Chất khoáng trong sữa có nhiều: Calci, Kali, Phospho,... vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm. Sữa là nguồn thức ăn cung cấp Calci quan trọng cho trẻ em. Sữa cung cấp chủ yếu Vitamin A, B1, B2, còn các vitamin khác không đáng kể. Trong sữa non (3 ngày đầu mới sinh) còn có một lượng kháng thể miễn dịch lgA (Immunoglobulin) rất tốt cho cơ thể trẻ, giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi bị những bệnh này bạn cần hạn chế uống sữa buổi sáng.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo, họ thường sẽ bị co bóp cơ vòng thực quản dưới. Trong khi đó, sữa lại chứa rất nhiều chất béo nên những người bị trào ngược dạ dày thực quản khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Điều này khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Người mắc chứng thiếu máu
Đối với họ, nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và phốt phát không hề tốt bởi nó sẽ tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể. Cần lưu ý, tuyệt đối không uống sữa vào buổi sáng đối với những người bị thiếu máu hay đang trong quá trình bổ sung chất sắt.
Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Sữa làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa cần có sự tham gia của dịch mật và dịch tụy. Do đó, việc sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng bệnh gia tăng và khó chữa trị.