Những người không nên ăn lạc, cẩn thận kẻo bệnh nặng thêm
Lạc tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn lạc mỗi ngày. Dưới đây là những người không nên ăn lạc hoặc ăn một cách cẩn thận để tránh gây hại cho sức khỏe.
Lạc được mệnh danh là "hạt trường sinh". Lạc là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Những món ăn chế biến từ lạc mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.
Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.
Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.
Lạc tốt cho cơ thể nhưng những người sau không nên hoặc hạn chế ăn lạc:
Người bị bệnh gout:Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng uric trong máu khiến tình trạng bệnh gout ngày càng trầm trọng hơn. Trong khi đó, lạc lại là loại thực phẩm giàu protein, chất dầu. Vì vậy, ăn lạc sẽ làm bệnh gout thêm nặng.
Phụ nữ mang thai: Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác. Phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.
Người bị bệnh tiểu đường: Nếu muốn lượng đường trong máu không tăng lên, người bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Việc sử dụng chất béo cũng cần ở trong mức cho phép, không quá 30g/ngày. Trong khi đó, 18 hạt lạc tương đương với 10g chất béo. Chính vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn lạc.
Người bị phù thũng: Hạt lạc có chứa một số chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Do đó, những người phù thũng ăn lạc có thể khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ đọng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh dạ dày:Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn lạc. Vì lạc cũng như các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo cao sẽ gây khó tiêu và khó hấp thụ cho cơ thể.
Người đang giảm cân: Lạc chứa lượng chất béo và calo cao. Do đó, thường xuyên ăn lạc sẽ khó cải thiện được vấn đề cân nặng.
Người vừa phẫu thuật túi mật: Ăn lạc sẽ khiến kích thích tiết dịch mật có lợi cho tiêu hóa. Song người vừa phẫu thuật túi mật phải tránh làm việc này. Khi vừa cắt túi mật, cơ thể không có dữ trữ gây khó khăn trong tiêu hóa. Tiêu thụ lạc trong lúc này sẽ làm lượng chất béo tăng lên, tạo gánh nặng cho cơ thể, gây hại gan.
Người bị nóng trong: Theo Đông y, lạc vị ngọt, tính nóng, ăn nhiều có thể gây ra tình trạng nóng trong người.
* Lợi ích từ lạc:
Tốt cho tim mạch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lạc giàu chất béo bão hòa giúp bảo vệ tim mạch. Đồng thời, hạt lạc còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh.
Người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc có thể giảm 35% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Ngăn ngừa ung thư: Trong một số loại dầu thực vật như đậu, lạc có chứa chất teta-sitoserol giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách tác động đến quá trình hấp thụ cholesterol. Ngoài ra nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Giảm cholesterol, ngừa lão hóa: Chất niacin có trong lạc giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ và giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, giảm lượng cholesterol xấu và cholesterol tốt.
Chất polyphenol trong lạc cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ tim và chống lão hóa.
Thức đẩy sự phát triển của cơ thể: Lạc có chứa hàm lượng canxi cao. Đây là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương. Do đó, ăn lạc thường xuyên có thể thúc đẩy sự phát triển, củng cố hệ xương vững chắc.
Ngoài ra, lạc có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu. Trong đó chất lysine có thể giúp nâng cao trí thông minh ở trẻ, axit gulamic và axit aspartic thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Tiểu Phi (Tổng Hợp)