Những nguy hại tiềm ẩn khi đội mũ bảo hiểm 'rởm'

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại mũ bảo hiểm 'rởm', giá chỉ vài chục nghìn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Hiện nay có một bộ phận người dân còn chưa có ý thức, họ luôn cho rằng đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó với công an chứ không phải nhằm bảo vệ tính mạng mình. Mua một cái mũ bảo hiểm rởmgiá chỉ 15.000 - 30.000 đồng. Khi mua mũ giá rẻ làm từ nhựa tái chế cũng đồng nghĩa với chất liệu, vật liệu làm mũ cũng cực rẻ và nguy cơ mất an toàn cao.

Mũ bảo hiểm rởm được bán ngay trên lề đường, hè phố

Mũ bảo hiểm rởm được bán ngay trên lề đường, hè phố

Ngay trên những con đường lớn, người ta treo biển quảng cáo mũ bảo hiểm giá rẻ. Thông thường kiểu dáng của chúng tương tự sản phẩm chính hãng, từ màu sắc và kiểu chữ in trên đó. Lúc so sánh lực va đập thì cái mũ bảo hiểm rởm kia hầu như bị tan nát rất nhanh, nếu vậy mức độ an toàn tính mạng con người chắc chắn về con số 0. Trong khi đó chức năng cơ bản nhằm để bảo vệ cái đầu bản thân mình.

Không chỉ bẩn, nhựa tái chế còn là loại nhựa gia công kém chất lượng. Khi đội mũ sản xuất từ nhựa tái chế lên đầu ở nhiệt độ cao ngoài trời và sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng như gây ngứa da đầu, nấm, nặng hơn nữa là ảnh hưởng thần kinh, não bộ, hay bị đau đầu... Ngoài ra, vì nhựa tái chế rất ròn và dễ vỡ, nên nếu xảy tai nạn thì người đội mũ làm từ loại nhựa này dễ bị chấn thương sọ não.

Với những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nhựa tái sinh đa số không đảm bảo kỹ thuật, ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng thì môi trường nơi sản xuất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần yêu cầu các cơ sở này di dời ra xa khu dân cư và phải có hệ thống khử mùi, lọc khí đạt tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.

Cận cảnh mũ bảo hiểm giá rẻ chỉ từ 15.000 đến 30.000 đồng

Cận cảnh mũ bảo hiểm giá rẻ chỉ từ 15.000 đến 30.000 đồng

Tùy từng loại nhựa mà gia công ở nhiệt độ khác nhau và pha chế khác nhau. Nhưng thông thường sử dụng nhựa tái sinh phải pha trộn một số phụ gia chịu lực, tăng cường độ bền nén, độ bền va đập nhất là với mũ bảo hiểm thì phần trăm va đập luôn phải tính tới. Tốt nhất là mũ bảo hiểm phải sử dụng vật liệu composit, bền, nhẹ và an toàn, chịu nhiệt, độ va đập, độ nén tốt nhất.

Theo Hồng Ngọc/VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-nguy-hai-tiem-an-khi-doi-mu-bao-hiem-%E2%80%98rom%E2%80%99/20201221024627513