Những nhầm tưởng 'chết người' giữa bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt

Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ em. Ngoài ra, biểu hiện của bệnh cũng dễ nhầm với bệnh viêm tuyến nước bọt.

Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt có biểu hiện khá giống nhau, nếu không phân biệt để xử trí kịp thời, có thể gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua hắt hơi, lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).

Khi mắc bệnh, bệnh nhân sốt 38 - 39 độ C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm.

Quai bị dễ bị nhầm với viêm tuyến nước bọt (Ảnh minh họa)

Quai bị dễ bị nhầm với viêm tuyến nước bọt (Ảnh minh họa)

Quai bị có khi chỉ sưng 1 bên và có thể làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoànQuai bị có khi chỉ sưng 1 bên và có thể làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn

Quai bị có khi chỉ sưng 1 bên và có thể làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.

Còn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie... gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm. Bệnh thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

Khi mắc viêm tuyến nước bọt, người bệnh thấy vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên, sốt 38 - 39 độ C.. Bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch.

Để điều trị hiệu quả bệnh cần chẩn đoán đúng loại bệnh, mức độ nặng - nhẹ. Do đó người bệnh quai bị cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Video: Cách làm mứt cà rốt dẻo

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nhung-nham-tuong-chet-nguoi-giua-benh-quai-bi-va-viem-tuyen-nuoc-bot-d123971.html