Quang cảnh núi lửa Shiveluch trên bán đảo Kamchatka của Nga, ngày 20/11/2022. (Ảnh: Viện Núi lửa và Địa chấn học Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga)
Cột tro bụi bốc lên từ núi lửa Shiveluch, ngày 22/11/2022. (Ảnh: Viện Núi lửa và Địa chấn học Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga)
Núi lửa Villarrica nhìn từ khu vực Villarrica, Chile, ngày 16/11/2022. (Ảnh: Reuters)
Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào ngày 15/1 đã gây sóng thần trên diện rộng làm ngập các bờ biển chung quanh Thái Bình Dương. Hình ảnh do vệ tinh NOAA GOES-West ghi nhận lúc 5 giờ (GMT) ngày 15/1/2022. (Ảnh: CIRA/NOAA)
Đợt phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai khiến Tonga bị tro bụi bao phủ và làm hư hại nghiêm trọng hệ thống cáp ngầm dưới biển. (Ảnh: Cơ quan Địa chất Tonga)
Tro bụi của đợt phun trào núi lửa tại Tonga có thể nhìn thấy từ Trạm Vũ trụ quốc tế. (Ảnh: NASA)
Dung nham trào ra từ một vết nứt gần núi lửa Fagradalsfjall tại Reykjavik, Iceland. (Ảnh: Reuters)
Toàn cảnh núi lửa Etna phun trào được nhìn từ Nicolosi, Italia, ngày 10/2/2022. (Ảnh: Reuters)
Nhóm kỹ thuật INVOLCAN đi trên tro tàn của núi lửa Cumbre Vieja trên đảo Canary của Tây Ban Nha, ngày 21/1/2022. (Ảnh: Reuters)
Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii - ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay - ngày 27/11 đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên kể từ năm 1984. (Ảnh: Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ)
H.H