Những sắc thái khác lạ của hai cuộc Thế chiến

Giải thích về cuốn sách ảnh mới nhất khắc họa xung đột toàn cầu, nghệ sĩ Marina Amaral cho rằng câu chuyện về chiến tranh được truyền tải mạnh mẽ hơn qua các gam màu phong phú.

The World Aflame: The Long War, 1914-1945, cuốn sách thứ hai Amaral hợp tác cùng nhà sử học người Anh Dan Jones, đã thổi hơi thở mới vào câu chuyện lịch sử về xung đột toàn cầu, từ thời điểm khởi đầu Thế chiến thứ nhất đến thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai. Ảnh: Ullstein Bild/Getty Images.

The World Aflame: The Long War, 1914-1945, cuốn sách thứ hai Amaral hợp tác cùng nhà sử học người Anh Dan Jones, đã thổi hơi thở mới vào câu chuyện lịch sử về xung đột toàn cầu, từ thời điểm khởi đầu Thế chiến thứ nhất đến thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai. Ảnh: Ullstein Bild/Getty Images.

 Amaral đã bắt đầu cuốn sách bằng việc tìm lại những bức ảnh đen trắng đầy ấn tượng về thời kỳ này: Vua George V ngồi trên lưng ngựa; nhà lãnh đạo nước Anh Winston Churchill còn trẻ, khuôn mặt tươi tắn và tự tin hay những sự kiện mang đặc trưng riêng của thời chiến. Ảnh: Hulton Deutsch/Corbis via Getty Images.

Amaral đã bắt đầu cuốn sách bằng việc tìm lại những bức ảnh đen trắng đầy ấn tượng về thời kỳ này: Vua George V ngồi trên lưng ngựa; nhà lãnh đạo nước Anh Winston Churchill còn trẻ, khuôn mặt tươi tắn và tự tin hay những sự kiện mang đặc trưng riêng của thời chiến. Ảnh: Hulton Deutsch/Corbis via Getty Images.

 Nhiều chủ đề phong phú được Amaral kì công sưu tầm và tô thêm màu sắc để giúp truyền đạt tới độc giả nhiều điều ý nghĩa hơn. Ảnh: Popperfoto/Getty Images.

Nhiều chủ đề phong phú được Amaral kì công sưu tầm và tô thêm màu sắc để giúp truyền đạt tới độc giả nhiều điều ý nghĩa hơn. Ảnh: Popperfoto/Getty Images.

 Những câu chữ của Jones và hình ảnh của Amaral đã miêu tả chặt chẽ và làm nổi bật đến từng chi tiết hai cuộc chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người. Ảnh: Universal History Archive/UIG via Getty Images.

Những câu chữ của Jones và hình ảnh của Amaral đã miêu tả chặt chẽ và làm nổi bật đến từng chi tiết hai cuộc chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người. Ảnh: Universal History Archive/UIG via Getty Images.

 Lính Mỹ đổ bộ lên bờ biển Omaha tại Normandy trong ngày D-day tháng 6/1944. Ảnh: Robert F Sargent/Getty Images.

Lính Mỹ đổ bộ lên bờ biển Omaha tại Normandy trong ngày D-day tháng 6/1944. Ảnh: Robert F Sargent/Getty Images.

 Lính Đức trong cuộc tấn công Na Uy tháng 4/1940. Ảnh: Ullstein Bild/Getty Images.

Lính Đức trong cuộc tấn công Na Uy tháng 4/1940. Ảnh: Ullstein Bild/Getty Images.

 Cuộc Đại suy thoái; nạn đói; chủ nghĩa phát xít và những thủ lĩnh Hitler và Mussolini; nạn diệt chủng, bom nguyên tử và cả con đường vượt lên chiến tranh cùng những tình cảm yêu thương quý giá giữa người và người cũng được khắc họa đầy sâu sắc. Ảnh: Universal History Archive/UIG via Getty Images.

Cuộc Đại suy thoái; nạn đói; chủ nghĩa phát xít và những thủ lĩnh Hitler và Mussolini; nạn diệt chủng, bom nguyên tử và cả con đường vượt lên chiến tranh cùng những tình cảm yêu thương quý giá giữa người và người cũng được khắc họa đầy sâu sắc. Ảnh: Universal History Archive/UIG via Getty Images.

Ấn tượng mạnh nhất trong số 200 bức ảnh của cuốn sách là về con người và những biểu cảm riêng biệt của họ trong thời chiến. Bức ảnh về chiến dịch Torch năm 1942 khắc họa khuôn mặt của những người lính trẻ như đang truyền đạt những ý tứ rất riêng. Ảnh: Imperial War Museums/Getty Images.

Ấn tượng mạnh nhất trong số 200 bức ảnh của cuốn sách là về con người và những biểu cảm riêng biệt của họ trong thời chiến. Bức ảnh về chiến dịch Torch năm 1942 khắc họa khuôn mặt của những người lính trẻ như đang truyền đạt những ý tứ rất riêng. Ảnh: Imperial War Museums/Getty Images.

 Czeslawa Kwoka, 14 tuổi chụp ảnh tại Trại tập trung Auschwitz. Ảnh: Auschwitz Memorial and Museum.

Czeslawa Kwoka, 14 tuổi chụp ảnh tại Trại tập trung Auschwitz. Ảnh: Auschwitz Memorial and Museum.

 Một em bé tị nạn trong một nhà thờ ở Barcelona năm 1939. Ảnh: Margaret Bourke-White/The LIFE Images Collection/Getty Images.

Một em bé tị nạn trong một nhà thờ ở Barcelona năm 1939. Ảnh: Margaret Bourke-White/The LIFE Images Collection/Getty Images.

Dù biết rằng việc mang đến sắc màu cho những điều đã qua không thể nhận được sự đồng tình của mọi người nhưng cô muốn cho mọi người cơ hội mới khám phá lịch sử. Amaral chia sẻ: “Ý định của tôi không phải là thay thế bản gốc, mà là cho mọi người cơ hội nhìn lịch sử từ một góc nhìn khác… Quá khứ, ngay cả những giờ khắc đen tối nhất, cũng không phải chỉ có màu đen và trắng”.

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-sac-thai-khac-la-cua-hai-cuoc-the-chien-post1083284.html