Tháng 1, Boeing trình làng thiết kế cánh mới có tên Transonic Truss đem lại hiệu suất khí động học chưa từng có. Phần cánh chính rất mỏng, dài 51 m và được hỗ trợ bởi 2 cánh nhỏ gắn liền với phần bụng máy bay. Thiết kế này giúp giảm khí thải nhà kính và sẽ trở thành một tiêu chuẩn từ sau năm 2021. Ảnh: Boeing.
Trong tháng 2, Airbus tuyên bố dừng sản xuất A380, dòng máy bay thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2021, khi khách hàng lớn nhất là Emirates giảm số lượng đặt hàng. CEO của Airbus nói rằng đó là "quyết định đau đớn". 25 tỷ USD đã được chi cho dự án và hãng mới chỉ bán được 234 chiếc trong số 1.200 chiếc mà họ từng kỳ vọng. Ảnh: AFP.
Tháng 3 đánh dấu cú sốc lớn đối với Boeing và công nghiệp hàng không Mỹ. Boeing 737 MAX bị cấm bay trên toàn thế giới sau vụ tai nạn thảm khốc của Ethiopian Airlines. Việc cấm bay đã kéo dài 9 tháng và chưa biết khi nào được cấp chứng nhận trở lại. Tháng 12, Boeing tuyên bố dừng sản xuất 737 MAX. Ảnh: Getty.
Tháng 3 tiếp tục đem đến "vận đen" cho Boeing. Chiếc máy bay 777X ra mắt đúng vào tháng 3 bị lu mờ bởi tai nạn và vụ cấm bay của 737 MAX. Dòng máy bay tầm xa thế hệ mới của Boeing đã không đạt được chứng nhận an toàn vào tháng 9. Ảnh: Boeing.
Sau 4 năm xây dựng, sân bay Jewel Changi của Singapore chính thức khai trương vào tháng 4. Với thiết kế hình chiếc bánh Doughnut ấn tượng với khung bằng thép và kính. Khu phức hợp có diện tích 135.700 m2 sẽ kết nối với 3 trong 4 nhà ga của sân bay Changi. Ảnh: CNN.
Vào tháng 5, chính phủ Peru đã quyết định xây dựng sân bay ở thung lũng Urubamba linh thiêng, nơi có khu di tích cổ Machu Picchu, bất chấp sự phản đối của người dân địa phương. Người dân cho rằng việc xây dựng sân bay sẽ phá vỡ cảnh quan, ô nhiễm môi trường và làm mất tính linh thiêng của khu vực. Ảnh: Courtesy G Adventures.
Trong tháng 6, Airbus đã tiết lộ dòng máy bay A321XLR - một loại máy bay mà hãng tuyên bố sẽ là "máy bay thân hẹp xa nhất thế giới". A321XLR dự kiến cất cánh vào năm 2023 và nó có tầm bay lên đến 8.700 km, chưa từng có đối với máy bay thân hẹp. Ảnh: Airbus.
Sân bay quốc tế Bắc Kinh được khai trương vào tháng 9 đã trở thành sân bay lớn nhất thế giới với kinh phí xây dựng lên đến 11,5 tỷ USD. Sân bay được xây dựng từ năm 2014 với thiết kế hình ngôi sao và có diện tích gấp 97 lần sân bóng đá. Ảnh: AFP.
Nhà ga Delta trị giá 3,9 tỷ USD mới được khánh thành vào tháng 10, thuộc sân bay LaGuardia ở New York là một phần trong nỗ lực trị giá 8 tỷ USD để cải tạo sân bay bận rộn nhất thế giới, vì các cơ sở lỗi thời, vệ sinh kém và chật chội. Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden từng ví von LaGuardia là "sân bay của quốc gia thế giới thứ 3". Ảnh: Getty.
Sau 9 năm trì hoãn, hơn 8 tỷ euro kinh phí, hàng nghìn khiếu nại về ngân sách và xây dựng, sân bay Brandenburg ở Berlin, Đức cuối cùng đã tuyên bố sẽ khai trương vào tháng 10/2020. Sân bay này bắt đầu xây dựng từ năm 2006, dự kiến khai trương vào năm 2011, nhưng liên tục bị trì hoãn bởi hàng loạt vấn đề kỹ thuật và an toàn. Ảnh: Flughafen Berlin Brandenburg GmbH.
Airbus đã nhận được giải thưởng Crystal Cabin cho thiết kế biến khoang hàng hóa thành phòng ngủ. Những module phòng ngủ sẽ sẵn có cho các hãng hàng không vào năm 2021. Nó được xem là một giải pháp lý tưởng và tiết kiệm chi phí cho các chuyến bay đường dài. Ảnh: Airbus.
Trung Hiếu