Những sự thật ít biết về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Thảm họa Chernobyl năm 1986 được coi là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất và tồi tệ nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine, bị nổ. Theo Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ (NRC), 28 công nhân làm việc tại nhà máy Chernobyl đã tử vong trong vòng 4 tháng sau khi vụ nổ xảy ra. Ảnh: List25.
Ô nhiễm từ thảm họa hạt nhân Chernobyl lan ra các vùng xung quanh. Trong đó, Belarus tiếp nhận khoảng 70% lượng ô nhiễm của toàn bộ Liên bang Xô viết cũ. Ảnh: List25.
Tổ chức Greenpeace ước tính có tới 60.000 ca mắc bệnh ung thư tuyến giáp do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Ảnh: List25.
Thảm họa Chernobyl được coi là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất và tồi tệ nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Ảnh: List25.
Tình trạng rò rỉ phóng xạ trong thảm họa hạt nhân Chernobyl đã khiến khu rừng gần đó biến thành màu đỏ và được đặt tên là “Rừng Đỏ”. Ảnh: List25.
Một số người dân cùng gia đình vẫn quay trở về khu vực bị ảnh hưởng để nhận khoản bồi thường của chính phủ. Ảnh: List25.
Hơn 5.000 triệu người sống trong những khu vực được cho là bị nhiễm chất phóng xạ sau vụ tai nạn Chernobyl. Ảnh: List25.
800.000 nam giới nguy hiểm tính mạng do phơi nhiễm phóng xạ trong lúc tham gia cứu hộ ở nhà máy điện Chernobyl. Được biết, 25.000 người trong số họ đã tử vong và 70.000 người bị tàn tật. Ảnh: List25.
200 tấn chất phóng xạ được cho là vẫn nằm trong lò phản ứng ở nhà máy điện Chernobyl. Ảnh: List25.
Những ngôi nhà được trùng tu ở “vùng đất chết” Chernobyl ngày nay đều có khắc tên của chủ sở hữu trên đó. Ảnh: List25.