Những sự thật thú vị bạn chưa biết về Halloween
Những hoạt động đặc biệt trong ngày lễ Halloween gồm có 'trick or treat' – 'cho kẹo hay bị ghẹo' và khắc bí ngô, hay còn được biết là Jack O'Latern. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những sự thật thú vị về chúng.
Halloween là một ngày dành cho sự ma quái, nhưng ngày lễ này đã dần dần trở thành một dịp vui chơi đáng được mong chờ. Ở nhiều quốc gia, những truyền thống đặc biệt và thú vị bắt đầu được quan tâm trong ngày lễ này như “trick or treat” – “cho kẹo hay bị ghẹo” và khắc bí ngô, hay còn được biết là Jack O’Latern. Dưới đây là một vài sự thật thú vị về cách một số hoạt động này được tạo ra, cũng như những mẩu tin thú vị khác về ngày lễ độc đáo, có một không hai này.
Halloween có nguồn gốc từ một lễ hội cổ của người Celt
Theo History.com, Halloween mà chúng ta biết ngày nay có thể bắt nguồn từ lễ hội cuối vụ thu hoạch Samhain của người Celtic cổ đại. Trong lễ Samhain, mọi người sẽ đốt lửa và mặc trang phục để xua đuổi tà ma.
Vào thế kỉ thứ tám, trong nỗ lực truyền bá đạo Cơ đốc, Giáo hoàng Gregory III đã ra sắc lệnh ngày 1 tháng 11 là Ngày của Tất cả các vị Thánh (All Saints’ Day) và kết hợp một số nghi lễ của Samhain. All Saints’ Day còn được gọi là “All Hallows and the night before”, Các vị Thánh và đêm trước đó, khi lễ hội Samhain truyền thống từng diễn ra ở các vùng Celtic, được gọi là All Hallows' Eve.
Kẹo ngô ban đầu được gọi là Thức ăn cho gà
Mặc dù nhiều người cho rằng kẹo ngô có vị giống như thức ăn cho gà, nhưng đó không phải là cách mà cái tên được sinh ra. Được tạo ra vào những năm 1880 bởi George Renninger, nó đã được bán cho công chúng bởi Công ty Bánh kẹo Goelitz (nay là Công ty Jelly Belly) vào đầu thế kỷ này.
Vì ngô là thứ được dùng để nuôi gà, nên món kẹo này được gọi là "Thức ăn cho gà" và chiếc hộp đựng số lượng lớn loại kẹo này thường được thiết kế với một con gà trống đầy màu sắc.
“Cho kẹo hay bị ghẹo” bắt nguồn từ việc đóng giả các linh hồn
Để những đứa trẻ ăn mặc trang phục và đi từng nhà như những đứa trẻ ăn xin để đòi đồ ăn quả có vẻ là một điều kì quặc. Giống như một số hoạt động Halloween khác, truyền thống của việc làm này có thể bắt nguồn từ thời Trung cổ và các nghi lễ của Samhain.
Người ta tin rằng các bóng ma đã đi trên mặt đất vào đêm Samhain, tức đêm Halloween, vì vậy mọi người sẽ mặc trang phục kì quái trong một nỗ lực xua đuổi các linh hồn.
Khi Giáo hội Công giáo bắt đầu thay thế các lễ hội ngoại giáo bằng các ngày lễ của riêng họ (như Ngày các linh hồn-All Souls’ Day), hành động đóng giả các linh hồn này trở nên phổ biến, và trẻ em sẽ thường là đối tượng thực hiện hoạt động này, đi từng nhà ăn mặc như những linh hồn, yêu cầu cho kẹo hoặc không sẽ phải nhận những lời trêu ghẹo, dọa dẫm.
"Jack O'Lantern" – bí ngô được khắc mặt - đến từ truyền thuyết Ailen về Stingy Jack
Truyền thuyết kể rằng có một nhân vật được gọi là Stingy Jack, đã có xích mích với ma quỷ trong vài lần gặp mặt. Vì vậy, khi anh ta chết đi, cả thiên đàng lẫn địa ngục đều không chấp nhận linh hồn của anh. Jack được đưa đi trong đêm chỉ với một hòn than đang cháy để thắp sáng con đường của mình. Anh ta đặt than bên trong một loại củ cải được chạm khắc và đã đi lang thang trên trái đất kể từ đó.
Người dân ở Ireland và Scotland bắt đầu sáng tạo ra những chiếc đèn lồng của Jack từ củ cải, củ cải đường và khoai tây. Truyền thống du lịch đến Hoa Kỳ cùng với những người nhập cư và mọi người bắt đầu sử dụng bí ngô, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, để thay thế cho những chiếc đèn lồng.
Chiếc đèn bí ngô được thắp sáng có số lượng lớn nhất thế giới là 30.581 chiếc
Theo Sách Kỉ lục Thế giới Guinness, số lượng bí ngô sử dụng để thắp sáng một chiếc đèn khổng lồ được thực hiện và ghi nhận tại thành phố Keene, New Hampshire vào năm 2013. Keene, đại diện bởi tổ chức Let it Shine, đã phá vỡ kỉ lục 8 lần kể từ lần thử ban đầu. Số lượng 30.581 là vô cùng khổng lồ./.
Nguồn VOV: https://vov.vn/doi-song/nhung-su-that-thu-vi-ban-chua-biet-ve-halloween-900326.vov