Những thay đổi nổi bật của giới tỷ phú USD trong năm 2019

2019 là một năm tương đối biến động với các tỷ phú USD trên thế giới. Trong khi giá trị tài sản của các tỷ phú Pháp tăng vọt thì điều ngược lại diễn ra với các tỷ phú Trung Quốc.

Forbes đã loại đến 247 người khỏi danh sách tỷ phú USD trong năm 2019. Trong đó có một số lãnh đạo tại những công ty danh tiếng như WeWork, SmileDirectClub, Forever 21 và RyanAir. Nguyên nhân đến từ việc những công ty này làm ăn thua lỗ, hay phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) thất bại. Ảnh: Reuters.

Forbes đã loại đến 247 người khỏi danh sách tỷ phú USD trong năm 2019. Trong đó có một số lãnh đạo tại những công ty danh tiếng như WeWork, SmileDirectClub, Forever 21 và RyanAir. Nguyên nhân đến từ việc những công ty này làm ăn thua lỗ, hay phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) thất bại. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, một vài cá nhân đã bước vào danh sách tỷ phú USD trong năm nay, tiêu biểu như Kylie Jenner (ảnh) - tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới, hay Jay-Z - rapper giàu nhất hành tinh. Một số người nhận được khoản tiền từ việc ly hôn, thừa kế như MacKenzie Bezos (vợ cũ ông chủ Amazon Jeff Bezos), hay Julia Flesher Koch (góa phụ của tỷ phú David Koch). Ảnh: AP.

Trong khi đó, một vài cá nhân đã bước vào danh sách tỷ phú USD trong năm nay, tiêu biểu như Kylie Jenner (ảnh) - tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới, hay Jay-Z - rapper giàu nhất hành tinh. Một số người nhận được khoản tiền từ việc ly hôn, thừa kế như MacKenzie Bezos (vợ cũ ông chủ Amazon Jeff Bezos), hay Julia Flesher Koch (góa phụ của tỷ phú David Koch). Ảnh: AP.

Năm 2019 chứng kiến đến 3 vị tỷ phú cạnh tranh cho chiếc ghế tổng thống Mỹ. Ba người đó bao gồm nhà đầu tư Tom Steyer, tỷ phú tài chính - truyền thông Michael Bloomberg (ảnh), và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Năm 2019 chứng kiến đến 3 vị tỷ phú cạnh tranh cho chiếc ghế tổng thống Mỹ. Ba người đó bao gồm nhà đầu tư Tom Steyer, tỷ phú tài chính - truyền thông Michael Bloomberg (ảnh), và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Công chúng ngày càng ít ủng hộ các tỷ phú hơn. Điều này được thể hiện qua chiến dịch của ứng viên tổng thống Mỹ Elizabeth Warren. Vị thượng nghị sĩ này đã đề xuất các ý kiến về việc đánh thêm thuế tài sản với giới tỷ phú, siêu giàu. Ảnh: Getty.

Công chúng ngày càng ít ủng hộ các tỷ phú hơn. Điều này được thể hiện qua chiến dịch của ứng viên tổng thống Mỹ Elizabeth Warren. Vị thượng nghị sĩ này đã đề xuất các ý kiến về việc đánh thêm thuế tài sản với giới tỷ phú, siêu giàu. Ảnh: Getty.

2019 không phải là năm tốt nhất đối với các tỷ phú Trung Quốc. Tổng giá trị tài sản của giới tỷ phú nước này tăng 15%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng của các tỷ phú Mỹ và Pháp. Ảnh: Shutterstock.

2019 không phải là năm tốt nhất đối với các tỷ phú Trung Quốc. Tổng giá trị tài sản của giới tỷ phú nước này tăng 15%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng của các tỷ phú Mỹ và Pháp. Ảnh: Shutterstock.

Vì bất ổn và biểu tình, chỉ trong 2 tháng từ 7/2019 đến 8/2019, tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất Hong Kong đã bốc hơi 15 tỷ USD. Trong đó, ông trùm bất động sản Li Ka-shing (ảnh) mất đến 3 tỷ USD. Ảnh: Getty.

Vì bất ổn và biểu tình, chỉ trong 2 tháng từ 7/2019 đến 8/2019, tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất Hong Kong đã bốc hơi 15 tỷ USD. Trong đó, ông trùm bất động sản Li Ka-shing (ảnh) mất đến 3 tỷ USD. Ảnh: Getty.

Trong năm 2019, có thêm 2 người phụ nữ bước vào danh sách 30 người giàu nhất hành tinh của Bloomberg's Billionaire Index. Đó là MacKenzie Bezos (phải) và Julia Flesher Koch. Sau khi ly hôn với tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Bezos được chia 25% số cổ phần ở Amazon mà người chồng cũ nắm giữ, tương đương 35,8 tỷ USD. Còn bà Julia Flesher Koch được thừa hưởng 61,7 tỷ USD sau khi chồng bà - tỷ phú David Koch qua đời. Ảnh: Reuters.

Trong năm 2019, có thêm 2 người phụ nữ bước vào danh sách 30 người giàu nhất hành tinh của Bloomberg's Billionaire Index. Đó là MacKenzie Bezos (phải) và Julia Flesher Koch. Sau khi ly hôn với tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Bezos được chia 25% số cổ phần ở Amazon mà người chồng cũ nắm giữ, tương đương 35,8 tỷ USD. Còn bà Julia Flesher Koch được thừa hưởng 61,7 tỷ USD sau khi chồng bà - tỷ phú David Koch qua đời. Ảnh: Reuters.

Từ năm 1982 đến nay, chỉ có 2 người luôn nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes. Đó là tỷ phú Philip Anschutz (ảnh) và tỷ phú William Herbert Hunt. Ảnh: Getty.

Từ năm 1982 đến nay, chỉ có 2 người luôn nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes. Đó là tỷ phú Philip Anschutz (ảnh) và tỷ phú William Herbert Hunt. Ảnh: Getty.

Không một tỷ phú nào trên thế giới có được mức tăng tài sản lớn hơn ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault. Vị tỷ phú Pháp khởi đầu năm 2019 với khối tài sản trị giá 66 tỷ USD, đến nay thì ông sở hữu 102 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới và đứng nhất châu Âu. Ảnh: Getty.

Không một tỷ phú nào trên thế giới có được mức tăng tài sản lớn hơn ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault. Vị tỷ phú Pháp khởi đầu năm 2019 với khối tài sản trị giá 66 tỷ USD, đến nay thì ông sở hữu 102 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới và đứng nhất châu Âu. Ảnh: Getty.

Trong nửa đầu 2019, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú Pháp đã tăng đến 35%. Bloomberg đánh giá nhu cầu ngày càng tăng đối với các hàng hóa mỹ phẩm, thời trang xa xỉ ngày càng tăng của khách hàng Trung Quốc đã giúp các tỷ phú những ngành này ở Pháp kiếm bộn tiền, tiêu biểu như Bernard Arnault, Francoise Bettencourt Meyers (ảnh) và Francois Pinault. Ảnh: AP.

Trong nửa đầu 2019, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú Pháp đã tăng đến 35%. Bloomberg đánh giá nhu cầu ngày càng tăng đối với các hàng hóa mỹ phẩm, thời trang xa xỉ ngày càng tăng của khách hàng Trung Quốc đã giúp các tỷ phú những ngành này ở Pháp kiếm bộn tiền, tiêu biểu như Bernard Arnault, Francoise Bettencourt Meyers (ảnh) và Francois Pinault. Ảnh: AP.

Một số tỷ phú đang dần chuyển trái phiếu, cổ phiếu sang tiền mặt vì lo sợ về nguy cơ suy thoái tài chính toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Một số tỷ phú đang dần chuyển trái phiếu, cổ phiếu sang tiền mặt vì lo sợ về nguy cơ suy thoái tài chính toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Công chúng ngày càng có tiếng nói hơn trong việc phản ánh cách mà các tỷ phú USD kiếm tiền. Các tổ chức phi lợi nhuận, bảo tàng, và các trường đại học đã cắt đứt quan hệ với gia đình Sackler, chủ của công ty dược Purdue Pharma. Công ty này đã dính bê bối khủng hoảng thuốc giảm đau opioid trên toàn nước Mỹ. Vào tháng 9/2019, Purdue Pharma nộp đơn xin phá sản và nhà Sackler phải chi 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt vụ kiện. Ảnh: Reuters.

Công chúng ngày càng có tiếng nói hơn trong việc phản ánh cách mà các tỷ phú USD kiếm tiền. Các tổ chức phi lợi nhuận, bảo tàng, và các trường đại học đã cắt đứt quan hệ với gia đình Sackler, chủ của công ty dược Purdue Pharma. Công ty này đã dính bê bối khủng hoảng thuốc giảm đau opioid trên toàn nước Mỹ. Vào tháng 9/2019, Purdue Pharma nộp đơn xin phá sản và nhà Sackler phải chi 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt vụ kiện. Ảnh: Reuters.

Công chúng cũng lên tiếng về cách mà các tỷ phú USD tiêu tiền. Nhà bán lẻ Home Depot đã bị kêu gọi tẩy chay vào tháng 7/2019 sau khi nhà đồng sáng lập của tập đoàn này - tỷ phú Bernie Marcus (ảnh) - cam kết sẽ chi tiền để ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Liaison.

Công chúng cũng lên tiếng về cách mà các tỷ phú USD tiêu tiền. Nhà bán lẻ Home Depot đã bị kêu gọi tẩy chay vào tháng 7/2019 sau khi nhà đồng sáng lập của tập đoàn này - tỷ phú Bernie Marcus (ảnh) - cam kết sẽ chi tiền để ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Liaison.

Minh Đức
Theo Business Insider

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/nhung-thay-doi-noi-bat-cua-gioi-ty-phu-usd-trong-nam-2019-post1030788.html