Những thực phẩm không được ăn sống, món số 3 khiến nhiều người bất ngờ
Rất nhiều người có thói quen ăn sống các loại thực phẩm không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số thực phẩm không được ăn sống vì có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nội dung:
1. Khoai tây
2. Không ăn sống khoai mì
3. Không ăn sống trứng
4. Đậu ngự
5. Đậu đỏ là thực phẩm không được ăn sống
6. Xúc xích tuyệt đối không nên ăn sống
7. Bột mì
8. Cà tím
9. Hạnh nhân đắng
10. Nấm không được ăn sống
11. Khoai môn
12. Các loại hạt táo, xoài, lê, đào
Các loại đồ ăn từ rau củ, ngũ cốc và nhiều thực phẩm khác chỉ nên ăn sau khi đã được nấu chín. Một số thực phẩm không được ăn sống mà mọi người cần chú ý như sau:
1. Khoai tây
Hầu hết mọi người đều ăn khoai tây nấu chín. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ăn khoai tây khi chưa được nấu chín kỹ và điều này không tốt cho sức khỏe.
Khoai tây là một thực phẩm không được ăn sống vì nó chứa tinh bột, có khả năng chống lại quá trình tiêu hóa, có thể khiến cơ thể bị đầy hơi, xảy ra tình trạng đau bụng. Chưa kể, khi khoai tây đã chuyển sang màu xanh có thể sản sinh ra độc tố solanin và gây ngộ độc thực phẩm.
2. Không ăn sống khoai mì
Khoai mì là loại thực phẩm không được ăn sống vì khi ăn sống, hóa chất trong khoai mì sẽ biến thành xyanua. Nên loại thực phẩm này cần được rửa sạch, gọt vỏ và nấu chín kỹ trước khi ăn.
3. Không ăn sống trứng
Rất nhiều người có thói quen ăn trứng sống hoặc trứng tái. Tuy nhiên, trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella và gây ngộ độc thực phẩm.
Những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nếu ăn trứng sống như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Do đó hãy làm chín trứng trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe.
4. Đậu ngự
Cyanogenic glycoside là độc tố thực vật tự nhiên có trong đậu ngự khi ăn sống. Vì vậy, khi ăn sống đậu ngự sẽ khiến hợp chất cyanogenic glycoside được giải phóng.
Xyanua được hình thành sau quá trình thủy phân glycoside cyanogenic xảy ra trong quá trình nghiền nguyên liệu thực vật ăn được trong quá trình tiêu thụ trong quá trình chế biến cây lương thực.
Nên đậu ngự luôn phải được nấu chín trước khi ăn.
5. Đậu đỏ là thực phẩm không được ăn sống
Đậu đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng không được ăn sống vì khi ăn sống đậu đỏ có thể gây ra khó chịu đối với hệ tiêu hóa.
Hạt đậu đỏ có chứa độc tố phytohemagglutinin, độc tố này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, đậu đỏ cần được nấu chín đậu trước khi ăn.
6. Xúc xích tuyệt đối không nên ăn sống
Xúc xích là thực phẩm được nhiều người lựa chọn vì đây là món ăn tiện lợi. Tuy nhiên, khi ăn xúc xích cần đảm bảo làm chín hoàn toàn món ăn này.
Mặc dù, xúc xích đã được làm chín trước khi đóng gói nhưng vì chúng dễ nhiễm vi khuẩn Listeria rất nguy hiểm, vì vậy cần làm chín hoàn toàn trước khi ăn.
7. Bột mì
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng trong quá trình thu hoạch đến chế biến và chất giữ bột mì có thể tiếp xúc với rất nhiều mầm bệnh khác nhau đặc biệt có khuẩn E.coli. Trong khi đó, mầm bệnh E.coli chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín.
8. Cà tím
Tương tự khoai tây xanh, cà tím cũng chứa độc tố solanin có thể khiến người sử dụng bị đau bụng và gặp vấn đề về tiêu hóa khi ăn sống.
Chưa kể, có một số đối tượng có thể bị dị ứng khi ăn cà tím sống. Ngoài ra, cà tím non còn chứa hàm lượng độc tố solanin này cao hơn.
9. Hạnh nhân đắng
Hạnh nhân đắng hay hạnh nhân ngọt có chứa một sự kết hợp vô cùng nguy hiểm giữa hydro xyanua và nước tạo thành a xít hydrocyanic có thể gây tử vong ở con người.
Đặc biệt, khi ăn từ 7 đến 10 hạt nhân đắng chưa rang có thể giết chết một đứa trẻ. Từ 10 đến 70 hạt có thể khiến 1 người lớn nặng 68kg tử vong. Vì vậy, hạnh nhân đắng là thực phẩm không được ăn sống.
10. Nấm không được ăn sống
Nấm là nhóm thực phẩm khó tiêu hóa và là một trong những nguồn tập trung nhiều độc tố tự nhiên, agaritine.
Trong nhiều nghiên cứu cho biết rằng độc tố agaritine có tác dụng gây ung thư trên chuột. Việc nấu chín nấm sẽ giúp phá hủy các hợp chất này và ăn nấm chín là lựa chọn an toàn cho sức khỏe.
11. Khoai môn
Đối với khoai môn, thực phẩm không được ăn sống cả lá và củ. Vì khoai môn sống có chứa canxi oxalat, loại canxi này có thể gây ra cảm giác bị tê miệng hoặc nghẹn ở cổ họng.
Không chỉ vậy, canxi oxalat khi ăn khoai lang sống còn góp phần tạo ra sỏi thận. Khi chế biến khoai môn nên đeo găng tay và nấu chín kỹ loại củ này trước khi ăn.
12. Các loại hạt táo, xoài, lê, đào
Hạt táo và hạt lê đều có khả năng chuyển thành chất độc xyanua khi bị nghiền nát. Trong khi đó, với 1kg táo hoặc lê có đến 700 miligram hydrogen cyanide. Khi tiêu thụ 25 lõi táo hoặc lê liên tục cũng có thể khiến con người tử vong do ngộ độc xyanua.
Với liều lượng tiêu thụ hạt táo, lê, xoài, đào ở liều lượng thấp có thể gây choáng váng. Khi tiêu thụ ở mức độ cao chất độc này có thể gây ra tình trạng rối loạn hô hấp, bị hạ huyết áp, đau đầu, buồn nôn và có thể gây tử vong.
Vì vậy khi uống hoặc làm các loại nước ép, sinh tố cần chú ý bỏ hạt trước nếu không sẽ gây hại cho cơ thể.
Ăn sống lòng trắng trứng gà: nhiều dinh dưỡng hơn hay rước bệnh vào người?