Những tộc người nào tôn sùng hổ là tổ tiên của mình?

Nhiều dân tộc trên thế giới tôn sùng và xem hổ như là tổ tiên của dân tộc mình. Họ luôn nhắc nhở nhau phải tôn trọng, không làm hại, hay bất kính với hổ.

Người Tungus, một tộc người ở vùng Siberia gọi giống hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa tôn xưng là Ông hay Ông già. Họ còn coi hổ Siberia là vị thần gần gũi và luôn cho rằng hổ là "Tổ phụ", ông cha của mình.

Người Tungus, một tộc người ở vùng Siberia gọi giống hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa tôn xưng là Ông hay Ông già. Họ còn coi hổ Siberia là vị thần gần gũi và luôn cho rằng hổ là "Tổ phụ", ông cha của mình.

Ở lưu vực sông Amur có nhiều bộ lạc cho mình xuất thân từ hổ hay từ gấu, bởi thủy tổ của họ đã nằm mơ từng có quan hệ tình dục với những con vật này.

Ở lưu vực sông Amur có nhiều bộ lạc cho mình xuất thân từ hổ hay từ gấu, bởi thủy tổ của họ đã nằm mơ từng có quan hệ tình dục với những con vật này.

Người Oroqen (Ngạc Luân Xuân tộc) có một sự tôn kính đặc biệt đối với động vật, đặc biệt là gấu và hổ, mà họ coi như là anh em ruột của họ. Họ gọi hổ là Wutaqi có nghĩa là "ông già" hay "lão phu.

Người Oroqen (Ngạc Luân Xuân tộc) có một sự tôn kính đặc biệt đối với động vật, đặc biệt là gấu và hổ, mà họ coi như là anh em ruột của họ. Họ gọi hổ là Wutaqi có nghĩa là "ông già" hay "lão phu.

Dân tộc A Khắc Đằng Bộ (Askay) cũng như dân tộc Hách Triết (Nanai) đều cho rằng khai tổ của họ là do một người con gái đã kết hôn với hổ rồi sinh ra, cho nên họ phải thờ cúng hổ, tôn sùng hổ như là một vị thần tối cao.

Dân tộc A Khắc Đằng Bộ (Askay) cũng như dân tộc Hách Triết (Nanai) đều cho rằng khai tổ của họ là do một người con gái đã kết hôn với hổ rồi sinh ra, cho nên họ phải thờ cúng hổ, tôn sùng hổ như là một vị thần tối cao.

Nhiều dân tộc ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng có những truyền thuyết về vị thần khai tổ hổ và tinh quân Bạch Hổ thần linh đã kết duyên với người và sinh ra bảy dòng họ lớn như họ Vương, họ Bành, họ Dương, họ Điền, họ Đàm, họ Trướng, họ Nhiễm.

Nhiều dân tộc ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng có những truyền thuyết về vị thần khai tổ hổ và tinh quân Bạch Hổ thần linh đã kết duyên với người và sinh ra bảy dòng họ lớn như họ Vương, họ Bành, họ Dương, họ Điền, họ Đàm, họ Trướng, họ Nhiễm.

Ở vùng Vân Nam của Trung Quốc, một số dân tộc sùng bái và thờ cúng hổ vì họ có nhiều truyền thuyết về người kết hôn với hổ sinh ra hậu thế là các dân tộc và dòng họ. Họ tôn sùng hổ là tổ tiên và tự xem mình là con cháu, là hậu duệ của hổ.

Ở vùng Vân Nam của Trung Quốc, một số dân tộc sùng bái và thờ cúng hổ vì họ có nhiều truyền thuyết về người kết hôn với hổ sinh ra hậu thế là các dân tộc và dòng họ. Họ tôn sùng hổ là tổ tiên và tự xem mình là con cháu, là hậu duệ của hổ.

Người Thổ Gia (Tất Tư Ca) ở Dãy núi Vũ Lăng, trên ranh giới giữa 4 tỉnh thành là Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu và Trùng Khánh cũng tôn thờ hổ, hầu hết người Thổ Gia tôn thờ vật tổ Bạch Hổ.

Người Thổ Gia (Tất Tư Ca) ở Dãy núi Vũ Lăng, trên ranh giới giữa 4 tỉnh thành là Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu và Trùng Khánh cũng tôn thờ hổ, hầu hết người Thổ Gia tôn thờ vật tổ Bạch Hổ.

Ở Mã Lai, có tồn tại phân loài hổ Mã Lai, ở đây hổ cũng được người Mã Lai gọi là Pak Belang có nghĩa là “Chú có sọc” hay “Bác có sọc” ngụ ý có quan hệ họ hàng với con người.

Ở Mã Lai, có tồn tại phân loài hổ Mã Lai, ở đây hổ cũng được người Mã Lai gọi là Pak Belang có nghĩa là “Chú có sọc” hay “Bác có sọc” ngụ ý có quan hệ họ hàng với con người.

Người Campuchia coi hổ là kết hợp đầu vua thân hoàng hậu và bốn chân là các quan tứ trụ trong triều đình, như vậy hổ chính là thú trong lốt người.

Người Campuchia coi hổ là kết hợp đầu vua thân hoàng hậu và bốn chân là các quan tứ trụ trong triều đình, như vậy hổ chính là thú trong lốt người.

Một vài dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay như họ Hoàng, Lường, Lộc của người Thái coi hổ là vật tổ. Bên cạnh đó, hổ cũng là vật tổ của một số dân tộc như người Khơmú, người Tà Ôi.

Một vài dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay như họ Hoàng, Lường, Lộc của người Thái coi hổ là vật tổ. Bên cạnh đó, hổ cũng là vật tổ của một số dân tộc như người Khơmú, người Tà Ôi.

Người La Hủ ở Việt Nam cũng đặt tên cho sắc dân mình gắn với con hổ, theo đó "La" là con hổ, "Hủ" là con sóc. "La Hủ" nghĩa là mạnh như con hổ, khéo léo và nhanh như con sóc, phần nào giải thích nguồn gốc của tộc họ.

Người La Hủ ở Việt Nam cũng đặt tên cho sắc dân mình gắn với con hổ, theo đó "La" là con hổ, "Hủ" là con sóc. "La Hủ" nghĩa là mạnh như con hổ, khéo léo và nhanh như con sóc, phần nào giải thích nguồn gốc của tộc họ.

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-toc-nguoi-nao-ton-sung-ho-la-to-tien-cua-minh-1650576.html