Những tỷ phú 'kiệt xỉ' nhất thế giới: Mặc áo tới rách, tiết kiệm cả giấy vệ sinh
Nếu thích một cái áo nào đó, họ có thể mặc tới rách. Thậm chí, một vị tỷ phú cũng rất chú ý tới việc nhân viên dùng giấy vệ sinh thế nào sao cho tiết kiệm...
Mặc quần áo tới khi nào… rách mới thôi
Đây là một trong những thói quen kinh dị nhất của “đại gia” Rob Gronkowski – cầu thủ của đội bóng bầu dục New England Patriots.
Rob Gronkowski là ngôi sao bóng bầu dục người Mỹ, chơi cho đội New England Patriots. Có thu nhập hàng chục triệu USD nhưng Gronkowski có cách sử dụng quần áo rất tiết kiệm.
“Tôi có thói quen tiết kiệm về quần áo và giày dép. Nếu tôi thích bộ quần áo hay đôi giày nào đó, tôi sẽ dùng đến rách thì thôi”, anh tiết lộ vào năm 2018.
Theo CNBC, Rob chia sẻ rằng, thỉnh thoảng, anh mặc một chiếc quần jeans yêu thích trong 7 ngày liền và cho biết thêm: “Tôi chắc chắn là có ném chiếc quần vào máy giặt, chẳng hạn vào ngày thứ 3”.
Không ăn sáng quá mức… 4 USD (94.000 đồng)
Nổi tiếng là một tỷ phú khôn ngoan và tiết kiệm nhất, Warren Buffett từng chia sẻ "chưa bao giờ có mong muốn sở hữu nhiều nhà cửa, ôtô hay những thứ đắt tiền khác". Có tư duy luôn đi trước cả thế giới nhưng Warren Buffett thường không mang theo điện thoại di động bên người. Trên bàn làm việc của ông cũng không hề xuất hiện máy tính như lệ thường.
Sự tiết kiệm của Warren Buffett nổi tiếng đến độ kỳ lạ khi ông không bao giờ tiêu quá 4 USD cho bữa sáng. Thực tế thì ông đã giữ thói quen này trong hơn 50 năm qua.
Tùy thuộc vào sở thích mỗi ngày của tỷ phú này, ông sẽ chọn 1 trong 3 món tại McDonald là 2 miếng xúc xích, có giá thấp nhất; hoặc xúc xích, trứng và phô mai; hoặc thịt xông khói, trứng và phô mai.
Bữa sáng đắt nhất của nhà đầu tư huyền thoại này theo đó chỉ có giá hơn 3 USD.
Huyền thoại đầu tư cũng có khẩu vị bình thường như bao người khác và thích đồ ăn nhanh như Burger King, Coca-Cola, thì Cokes, bim bim Cheetos và khoai tây chiên.
Video căn nhà giản dị của tỷ phú Warren Buffett
Ông cũng sống trong một ngôi nhà mà ông đã mua từ năm 1958. Buffett khẳng định chất lượng cuộc sống cá nhân của ông chưa từng bị ảnh hưởng bởi số tiền mình có được: "Cuộc sống của tôi hiện giờ có thể nói là không thể hạnh phúc hơn. Trên thực tế, sẽ chỉ là rắc rối nếu có tới sáu hoặc tám ngôi nhà.
Vậy nên, khi nghĩ rằng mình đã có đủ những thứ cần thiết thì việc có thêm một thứ gì đó cũng chẳng quan trọng nếu nó không tạo ra sự thay đổi nào".
Dùng lại trà túi lọc
Từng gây tò mò bởi danh tính bí ẩn, vị "giáo sư tỷ phú" David Cheriton từng dạy tại Đại học danh tiếng Standford cũng không có niềm đam mê với du thuyền hay máy bay riêng… Món đồ xa xỉ nhất mà ông từng mua là là một chiếc Honda Odyssey.
Giáo sư David quan niệm rằng việc chi tiêu cho ăn uống hàng ngày luôn cần được tiết kiệm đúng mực, ví dụ như nếu đi ăn ở một nhà hàng sang trọng, thì cần phải… giữ lại một nửa cho bữa sau!
Thay vì những chiếc xe sang trọng, Cheriton cho hay sở thích của ông vẫn là đi xe đạp đi làm, hoặc cùng lắm là di chuyển bằng chiếc Van đời 1986. Thậm chí, vị tỷ phú vùng Silicon này còn gây kinh ngạc khi tái sử dụng cả… túi trà lọc!
Theo dõi việc nhân viên dùng giấy vệ sinh
Ông trùm công nghệ giàu thứ hai Ấn Độ thường được nói vui là trông vui vẻ hiền hòa giống như ông già Noel. Tỷ phú 74 tuổi này nổi tiếng trong giới đầu tư với hoạt động từ thiện, đặc biệt là hồi cuối năm 2018 đã từng quyên góp tới 7,5 tỷ USD để gây quỹ cho các hoạt động thiện nguyện.
Ngoài ra, Premji cũng thường mua vé máy bay hạng thường, sử dụng xe hơi cũ và, thậm chí ông còn nhắc chính các nhân viên của mình phải tắt đèn tại văn phòng.
Tranh cử Tổng thống nhưng giày cũ tới rách
Cái tên Michael Bloomberg đang vô cùng nổi tiếng sau khi ông này đứng ra tranh cử Tổng thống Mỹ.
Là Chủ tịch hãng truyền thông Bloomberg nổi tiếng thế giới, luôn nằm trong top những tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng ông thường xuyên bị bắt gặp đi 2 đôi giày đế bệt màu đen giống hệt nhau. Ông thậm chí từng chia sẻ rằng “Đó là sự tận dụng tối ưu. Bạn không cần vứt chúng (giày) đi và mua đôi mới mà chỉ cần dùng đôi cũ thôi”.
đã đi hai đôi giày đen giống hệt nhau trong suốt một thập kỷ. “Bạn không thể vứt chúng đi để mua cái mới. Bạn có thể sửa chữa chúng như thay đế mới”, ông chia sẻ với New York Post năm 2010.