Những việc nên làm vào ngày Thất tịch?
Mùng 7/7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Thất tịch. Người Việt Nam còn gọi đây là ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Lễ Thất tịch năm 2024 sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 10/8 Dương lịch.
Mùng 7/7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Thất tịch. Người Việt Nam còn gọi đây là ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Lễ Thất tịch năm 2024 sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 10/8 Dương lịch.
Ngày đôi lứa được đoàn tụ
Tục kỷ niệm ngày Thất tịch, còn gọi là ngày Ngâu, bắt nguồn từ Trung Quốc và tồn tại trong nền văn hóa của nhiều quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngày Thất tịch gắn liền với câu chuyện tình yêu đặc biệt giữa Ngưu Lang và Chức Nữ.
Cùng kể về tình yêu chung thủy và hoàn cảnh chia ly trái ngang của Ngưu lang, Chức nữ nhưng câu chuyện của dân gian Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều tình tiết, diễn biến khác nhau.
Người Trung Quốc kể rằng, duyên phận khiến chàng trai chăn bò nghèo (Ngưu lang) tốt bụng và chân thật gặp được tiên nữ nhà trời, người trông coi việc may vá trên thiên đình (Chức nữ) gặp gỡ và kết làm vợ chồng. Tình yêu giữa người phàm và tiên nữ bị xem là vi phạm luật trời, do đó họ bị Ngọc hoàng và Vương mẫu chia cắt, bắt ở mỗi người một phương trời, bị ngăn cách bởi con sông Ngân. Dù xa cách, hai người vẫn không quên nhau, luôn đau khổ vì thương nhớ.
Thương xót tình yêu sâu đậm của họ, Ngọc hoàng cho phép Ngưu lang và Chức nữ gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm Thất tịch (tức mùng 7 tháng 7 Âm lịch). Vào đêm đó, hàng triệu con quạ tạo thành một cây cầu bắc qua dải Ngân hà, đôi vợ chồng đoàn tụ. Nước mắt vui mừng, nhớ thương lẫn đau khổ vì sắp phải xa nhau một năm đằng đẵng của vợ chồng Ngưu lang rơi xuống, tạo thành những cơn mưa ở trần thế. Người ta gọi đó là mưa ngâu - cách đọc chệch của từ "ngưu".
Chính vì thế, ngày Thất tịch được coi như một ngày dành riêng cho tình yêu, cho đôi lứa yêu nhau được đoàn tụ.
Ngày thất tịch nên làm gì?
Ở Việt Nam, ngày Thất tịch thường được gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Vào ngày này, giới trẻ sẽ làm một số việc như:
- Đi chùa: Ngày lễ Thất tịch, nhiều người đến chùa cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Những người độc thân đi chùa vào ngày này để cầu duyên, mong muốn sớm gặp được người như ý, hay mong cầu tình yêu thuận lợi, may mắn.
- Làm việc thiện: Ngày Thất tịch có ý nghĩa tâm linh khá lớn nên bạn có thể làm những việc thiện, giúp đỡ mọi người nếu có thể để tăng thêm phúc phần.
- Thả đèn lồng: Thả đèn lồng cũng là hoạt động mà giới trẻ thích làm trong ngày Thất tịch. Những cặp tình nhân thả đèn lồng để mong ước có một tổ ấm lâu dài. Người độc thân gửi gắm vào đèn lồng lời nguyện cầu sớm gặp được người thương.
- Tặng quà: Nhiều bạn trẻ chọn tặng quà cho người thương vào ngày Thất tịch để bày tỏ tình cảm, thể hiện tình yêu.
- Ăn chè đậu đỏ: Ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch vốn là phong tục ở Trung Quốc nhưng gần đây phổ biến rộng rãi ở nhiều nước châu Á. Dù không mấy tin tưởng vào việc ăn chè đậu đỏ sẽ “thoát ế”, giới trẻ vẫn hưởng ứng, rủ nhau.
Bên cạnh đó, thì người ta cũng tránh một số việc không tốt trong này ngày như:
- Không tổ chức đám hỏi, đám cưới: Ngày lễ Thất tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ chỉ được gặp nhau vào mùng 7/7 âm lịch, đoàn tụ chưa được bao lâu đã phải xa cách, mang theo nhiều nhung nhớ. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng ngày này không may mắn để tổ chức đám hỏi, đám cưới.
- Không xây nhà, mua xe: Ngày lễ Thất tịch thường có mưa ngâu, gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhà cửa. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch còn là tháng cô hồn, thời điểm ma quỷ được thả tự do, đến nhân gian quấy phá. Do đó, nhiều người kiêng làm việc trọng đại, bỏ ra số tiền lớn như xây nhà, mua xe.
- Không làm việc xấu: Lễ Thất tịch là ngày có ý nghĩa về mặt tình cảm. Vậy nên, trong ngày này, mọi người nên làm nhiều việc thiện để tích phúc.
Ngoài ra, theo dân gian, không làm việc xấu trong ngày Thất tịch sẽ giúp con đường tình duyên của bạn may mắn, thuận lợi hơn.