Những xét nghiệm máu nào không cần nhịn ăn?

Xét nghiệm máu là một trong những chỉ định thường quy, giúp cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho chẩn đoán, đánh giá và theo dõi quá trình điều trị. Nhiều người đi khám sức khỏe thường băn khoăn không biết xét nghiệm máu nào thì cần nhịn ăn, xét nghiệm nào không cần nhịn ăn?

Trên thực tế, tùy thuộc vào từng loại mục đích khám sức khỏe việc xét nghiệm máu cần chỉ định nhịn ăn hoặc không.

Những loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn

- Xét nghiệm viêm gan B. Xét nghiệm này không cần nhịn ăn vì việc nhịn ăn khi xét nghiệm viêm gan siêu vi B sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Xét nghiệm HIV. Đối với xét nghiệm này cũng không cần nhịn ăn, dựa vào việc tìm kháng nguyên và kháng thể của virus, vì vậy khi đi xét nghiệm không cần nhịn ăn. Ngược lại, phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi xét nghiệm.

- Xét nghiệm tìm giun sán. Đây là phương pháp tìm các kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu người bệnh. Việc ăn uống và chuyển hóa thức ăn không ảnh hưởng đến nồng độ kháng thể trong máu, vì vậy khi đi xét nghiệm ký sinh trùng giun sán không cần nhịn ăn.

Tùy thuộc vào từng loại mục đích khám sức khỏe việc xét nghiệm máu cần chỉ định nhịn ăn.

Tùy thuộc vào từng loại mục đích khám sức khỏe việc xét nghiệm máu cần chỉ định nhịn ăn.

- Xét nghiệm trong tầm soát, theo dõi điều trị ung thư. Với người bệnh đang điều trị ung thư và trong tầm soát ung thư thì việc xét nghiệm máu giúp tìm ra các dấu ấn ung thư cũng không phải nhịn ăn. Đó là các protein đặc biệt, do tế bào ung thư sinh ra hoặc các hormon (ví dụ ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…).

- Xét nghiệm NIPT sàng lọc thai nhi trước sinh dành cho phụ nữ mang thai. Đây là tầm soát dị tật thai nhi nên thai phụ không cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm NIPT, ngược lại thai phụ cần được ăn uống đầy đủ để giữ gìn sức khỏe phòng trường hợp khi lấy máu bị tụt huyết áp.

Các xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn

• Xét nghiệm đường huyết: Nhằm xác định nồng độ đường trong máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường.

• Xét nghiệm mỡ máu: Giúp đo hàm lượng cholesterol (cholesterol toàn phần, LCL – Cholesterol xấu và HDL – Cholesterol tốt) và triglyceride trong máu.

• Xét nghiệm men gan: Gồm có men alanine amino transferase (ALAT hoặc SGPT) và men aspartate amino transferase (ASAT hoặc SGOT). Những thông số này cho phép chẩn đoán các bệnh lý ở gan (do virus, rượu hoặc ung thư).

Xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như: công thức máu, đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận...

Xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như: công thức máu, đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận...

• Xét nghiệm chức năng thận: Giúp đo hàm lượng ure và creatinin trong máu cho phép chẩn đoán bệnh lý về thận. Những bệnh lý về thận ở giai đoạn sớm không có triệu chứng, và đặc biệt trong bệnh cao huyết áp lâu ngày không được điều trị triệt để sẽ có ảnh hưởng lên thận.

Một số lưu ý cần biết khi xét nghiệm máu

Nhiều người thường lo lắng tại sao xét nghiệm máu lại lấy nhiều máu hơn so với những lần khác. Trên thực tế, đừng lo lắng vì có nhiều loại xét nghiệm sẽ cần máu nhiều hơn một chút.

Do mỗi loại xét nghiệm máu yêu cầu điều kiện máu khác nhau nên việc lấy thêm mẫu máu là chuyện bình thường. Đối với xét nghiệm máu tổng quát bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít máu trên người bệnh và mang đi làm xét nghiệm. Về cơ bản, xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm men gan, chức năng thận...

Xét nghiệm công thức máu nhằm xác định các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác. Bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy các tính chất của các tế bào máu như: độ lớn, lượng hemoglobin…Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu,…

Một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh cần nhịn ăn từ 8 - 10 tiếng trước đó. Để tránh trường hợp người bệnh nhịn ăn bị mệt mỏi và khó chịu vì vậy, người bệnh cần cung cấp cho cơ thể nhiều nước hơn khi nhịn ăn để cơ thể luôn đủ nước. Nước không làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu.

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng. Nguyên nhân là vì thời điểm đó cơ thể khá ổn định, các cơ quan sau một đêm nghỉ ngơi cũng đào thải các chất cặn bã trong máu ra ngoài. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không cần phải nhịn ăn quá lâu.

Sau khi xét nghiệm máu, nên nghỉ ngơi trong vài phút để tránh chói mắt hoặc chói tai. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có xuất huyết nhẹ sau khi lấy mẫu máu. Và sau khi hoàn thành xét nghiệm máu, hãy theo dõi tình trạng của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, như sưng, đỏ, đau hoặc xuất huyết nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay lập tức.

BS. Trịnh Thị Mai

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-xet-nghiem-mau-nao-khong-can-nhin-an-16924080208324077.htm