Những xô nước sạch 'tình làng nghĩa xóm' trong mùa lũ

Nhiều hộ dân sống ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (Sóc Sơn, Hà Nội) bị cắt điện, mất nước sinh hoạt nhiều ngày do ảnh hưởng của nước lũ lên cao. Thấy vậy, anh Nguyễn Văn Hiền đã chủ động đi xin nước và vận chuyển nước về cho bà con sinh hoạt miễn phí.

Những xô nước sạch ‘tình làng nghĩa xóm’ trong mùa lũ.

Những ngày qua, nhiều hộ dân ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội sống trong cảnh mất nước sạch do ảnh hưởng của nước lũ dâng cao.

Những ngày qua, nhiều hộ dân ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội sống trong cảnh mất nước sạch do ảnh hưởng của nước lũ dâng cao.

Sau khi nhận thấy nhiều gia đình, làng xóm và cả nhà mình bị mất nước sinh hoạt, anh Nguyễn Văn Hiền (thôn Lương Phúc, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chủ động đi xin nước và vận chuyển nước về cho bà con cùng sử dụng miễn phí.

Sau khi nhận thấy nhiều gia đình, làng xóm và cả nhà mình bị mất nước sinh hoạt, anh Nguyễn Văn Hiền (thôn Lương Phúc, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chủ động đi xin nước và vận chuyển nước về cho bà con cùng sử dụng miễn phí.

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, anh Hiền cho biết: “Toàn bộ 26 hộ dân ở khu vực tôi đang sinh sống bị mất điện, mất nước. Tôi sẽ đi xin nước mang về cho người dân ở đây sinh hoạt khi mọi người có đủ nước dùng tôi mới dừng”.

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, anh Hiền cho biết: “Toàn bộ 26 hộ dân ở khu vực tôi đang sinh sống bị mất điện, mất nước. Tôi sẽ đi xin nước mang về cho người dân ở đây sinh hoạt khi mọi người có đủ nước dùng tôi mới dừng”.

Vội vàng mang xô ra chiếc xe 3 bánh của anh Hiền vận chuyển nước qua, bà Nguyễn Thị Thoa (thôn Hưng Phúc, xã Việt Long) nói: "Hơn 20 năm rồi chúng tôi mới thấy trận lụt lớn như thế này, nước dâng cao lũ tràn vào đê. Chúng tôi đã bị cắt điện, cắt nước, gần như không có nước sạch để ăn uống, sinh hoạt. Những ngày gần đây được chính quyền cũng như các đội thiên nguyện đến hỗ trợ cho nước uống nên cũng đỡ được phần nào...".

Vội vàng mang xô ra chiếc xe 3 bánh của anh Hiền vận chuyển nước qua, bà Nguyễn Thị Thoa (thôn Hưng Phúc, xã Việt Long) nói: "Hơn 20 năm rồi chúng tôi mới thấy trận lụt lớn như thế này, nước dâng cao lũ tràn vào đê. Chúng tôi đã bị cắt điện, cắt nước, gần như không có nước sạch để ăn uống, sinh hoạt. Những ngày gần đây được chính quyền cũng như các đội thiên nguyện đến hỗ trợ cho nước uống nên cũng đỡ được phần nào...".

“Nước uống thì có rồi nhưng nước sinh hoạt không biết lấy đâu. Trong ngôi nhà tôi đang sinh sống, không chỉ gia đình mình mà còn có các cháu, gia đình anh em ở khu vực ven đê bị ngập tập trung hết về đây, không có nước sinh hoạt khổ lắm” – bà Thoa nói.

“Nước uống thì có rồi nhưng nước sinh hoạt không biết lấy đâu. Trong ngôi nhà tôi đang sinh sống, không chỉ gia đình mình mà còn có các cháu, gia đình anh em ở khu vực ven đê bị ngập tập trung hết về đây, không có nước sinh hoạt khổ lắm” – bà Thoa nói.

“Chú Hiền là hàng xóm với nhà tôi, khi thấy chúng tôi bảo không có nước tắm giặt, sinh hoạt chú ấy đã bảo tôi kiếm cho chú ấy cái bạt mới, rồi chú ấy đi xin nước về cho cả dãy dân khu vực đê này dùng” – bà Thoa vừa tươi cười múc nước vừa chia sẻ thêm.

“Chú Hiền là hàng xóm với nhà tôi, khi thấy chúng tôi bảo không có nước tắm giặt, sinh hoạt chú ấy đã bảo tôi kiếm cho chú ấy cái bạt mới, rồi chú ấy đi xin nước về cho cả dãy dân khu vực đê này dùng” – bà Thoa vừa tươi cười múc nước vừa chia sẻ thêm.

Theo tìm hiểu của PV, hàng ngày anh Hiền làm nghề lái xe tải, dịp này đang tiện có chiếc xe 3 bánh của gia đình nên anh đã tận dụng mang chiếc xe đi xin nước sạch ở xóm khác về phục vụ miễn phí cho người dân đang bị mất điện, mất nước do ảnh hưởng của nước lũ dâng.

Theo tìm hiểu của PV, hàng ngày anh Hiền làm nghề lái xe tải, dịp này đang tiện có chiếc xe 3 bánh của gia đình nên anh đã tận dụng mang chiếc xe đi xin nước sạch ở xóm khác về phục vụ miễn phí cho người dân đang bị mất điện, mất nước do ảnh hưởng của nước lũ dâng.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-xo-nuoc-sach-tinh-lang-nghia-xom-trong-mua-lu-169240915124041421.htm