Niềng răng vệ sinh thế nào cho đúng cách?

Khi đang niềng răng, thức ăn rất dễ bị mắc lại dưới mắc cài, dây cung, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám gây viêm lợi, sâu răng, hôi miệng... Cần vệ sinh răng như thế nào cho đúng cách?

Vì thế, để có được bề mặt răng bên dưới mắc cài khỏe mạnh và bóng đẹp sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha thì việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng.

Sau khi ăn, nếu không làm sạch răng, hơi thở bị hôi. Thức ăn sót lại trong các kẽ răng lẫn trên lưỡi và các mắc cài sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn, tạo ra mùi hôi rất khó chịu. Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như khô miệng, giảm tiết nước bọt, ăn uống các thực phẩm nặng mùi và một số bệnh lý khác.

Vì vậy, việc vệ sinh ở người niềng răng cần thực hiện đúng bằng cách sau:

Cần lựa chọn bàn chải thích hợp

Bàn chải đánh răng có đầu tròn, nhỏ, lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để có thể vệ sinh tốt hơn và không làm tổn thương lợi.

Cách chải răng đúng cho người niềng răng

Mỗi ngày nên chải răng ít nhất là 4 lần (sau khi ăn sáng, trưa, tối và trước khi đi ngủ) để ngăn ngừa sự tích tụ của thức ăn bám lại. Để lên bàn chải một lượng kem đánh răng vừa phải, sau đó chải răng xoay tròn nhẹ nhàng theo các bề mặt răng, lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng, nhất là những chỗ có mắc cài.

Thời gian trung bình cho mỗi lần chải răng khoảng từ 4-5 phút. Tránh các động tác quá thô bạo vì có thể gây tổn thương bề mặt răng và làm bong mắc cài. Không chải răng ngay sau khi ăn các thức ăn có chứa axit như chanh, cam, quýt... vì lúc này các axit đang làm cho men răng yếu đi nên việc đánh răng sẽ gây tổn hại đến men răng.

Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp bạn vệ sinh vùng này một cách hiệu quả nhất.

Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp bạn vệ sinh vùng này một cách hiệu quả nhất.

Sử dụng bàn chải kẽ

Dùng bàn chải kẽ là bước cần thiết tiếp theo trong quy trình chải răng. Đưa bàn chải xuống dưới vùng dây cung và mắc cài, chải nhẹ nhàng theo chiều trên dưới, chải lần lượt từng vùng một cho đến khi hết.

Sử dụng chỉ nha khoa

Thông thường lông bàn chải không thể len lỏi vào bề mặt bên của răng, thức ăn và mảng bám rất dễ tích tụ ở vùng này, gây sâu kẽ răng do đó việc sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp vệ sinh vùng này một cách hiệu quả nhất. Ban đầu có thể chưa quen với công việc dùng chỉ tơ, nhưng dần sẽ quen hơn và có thể sẽ yêu thích công việc này.

Đầu tiên, nên lướt sợi chỉ nha khoa trong kẽ răng ở phần trên của răng và dây cung chính, sau đó chuyển động nhẹ nhàng và kéo qua kéo lại sợi chỉ ở mỗi bên của 2 kẽ răng, lặp lại động tác đó cho đến khi cảm thấy hàm răng đã sạch sẽ.

Ngoài ra, người niềng răng có thể sử dụng nước ấm làm sạch răng hiệu quả hơn nhằm massage đều cho chân răng và bề mặt răng, đồng thời có thể đẩy được các vụn thức ăn nằm sâu trong các kẽ. Nếu có điều kiện dùng tăm nước, khi bắt đầu rửa, giữ tia tăm nước vuông góc với nơi cần phun, rồi di chuyển tất cả bề mặt răng và mắc cài.

Nên dùng kem chải răng có chứa fluoride giúp ngăn ngừa và bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây khó chịu trong nướu. Fluoride sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng, kiểm soát axit và tái khoáng hóa men răng nhằm giúp răng chắc khỏe hơn trong quá trình niềng.

Bàn chải đánh răng có đầu tròn, nhỏ, lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để có thể vệ sinh tốt hơn và không làm tổn thương lợi.

Bàn chải đánh răng có đầu tròn, nhỏ, lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để có thể vệ sinh tốt hơn và không làm tổn thương lợi.

Tóm lại: Vệ sinh răng miệng cho người niềng răng cần được đảm bảo kỹ lưỡng và đều đặn hằng ngày nhằm tránh các vấn đề về răng và giúp cho môi trường khoang miệng luôn được thoải mái.

Nhìn chung, niềng răng bằng mắc cài không ảnh hưởng nhiều đến chu trình vệ sinh răng miệng thông thường. Chỉ cần bỏ thêm một chút thời gian để giữ răng thật sạch sẽ, không bị lưu lại các mảng bám. Nếu mảng bám không được loại bỏ, hậu quả cuối cùng không tránh khỏi là sâu răng và ố màu răng lâu dài.

Cần chú trọng dinh dưỡng cho trẻ và duy trì chế độ ăn cân bằng, cung cấp chất dinh dưỡng cho xương và các mô đáp ứng với sự thay đổi thể trạng của cơ thể trong suốt thời gian niềng răng là rất quan trọng.

Bác sĩ chỉnh nha có thể sẽ dặn dò nên tránh xa những thức ăn cứng có nguy cơ làm hỏng mắc cài, bẻ cong dây cung; đá, các loại hạt ngũ cốc, bắp rang, các loại kẹo cứng như kẹo đậu phộng,... đều là những thức ăn nên loại bỏ trong quá trình niềng răng.

Cắt các loại thức ăn như táo, cà rốt, và bánh mì thành những miếng nhỏ vừa ăn sẽ giúp dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc ăn nhai. Những loại thức ăn dẻo, chứa nhiều đường như kẹo sing-gum cũng là "đối thủ" của mắc cài trong quá trình điều trị.

BS. Nguyễn Thanh Trà

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nieng-rang-ve-sinh-the-nao-cho-dung-cach-169240624123801551.htm