Nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Đánh giá cao về doanh nghiệp FDI, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu những đề xuất, kiến nghị để sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật thu hút mạnh mẽ khối doanh nghiệp FDI.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016, diễn ra sáng nay 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thực tiễn 30 năm cải cách mở cửa của Việt Nam và xu hướng hiện nay đã chứng minh một cách thuyết phục kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của kinh tế, góp phần xây dựng vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Doanh nghiệp FDI là mắt xích quan trọng
Hiện cả nước có gần 600 nghìn DN đăng ký, hoạt động, trong đó có nhiều DN cổ phần tư nhân lớn mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế như FPT, Vinamilk, TH Truemilk, Vietjet, Saigontourist...
Theo Thủ tướng, năm 2016 là năm Việt Nam có hơn 100 nghìn DN được đăng ký thành lập trong 1 năm, như vậy, bình quân cứ 1 giờ có 12 DN ra đời. Ngoài ra, một lực lượng đảo hơn là 3,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đây cũng là lực lượng kinh tế quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến mục tiêu 1 triệu DN vào 2020.
“Điều đặc biệt, tại Việt Nam có 21 nghìn DN FDI, kinh doanh đầu tư gần 300 tỷ USD, trong có nhiều tập đoàn quốc tế danh tiếng. Đây là khu vực có tiềm năng tiềm lực kinh tế mạnh, phát triển tốt, chiếm tỷ trọng lớn trong trong nền kinh tế và có hợp tác tốt với khu vực kinh tế trong nước.
Theo Thủ tướng, năm 2016 tuy có những khó khăn, nhưng tổng mức đầu tư vào FDI vào Việt Nam 17 tỷ USD, đó là một thành công của Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế 2016-2020, Việt Nam xác định tạo mọi điều thuận lợi để phát triển DN, nhất là DN tư nhân làm động lực nâng cao sức cạnh tranh, tính tự chủ của nền kinh tế.
Thủ tướng khẳng định, khu vực FDI là 1 mắt xích không thể tách rời trong kinh tế Việt Nam, và thực tiễn cho thấy khu vực này có những đóng góp quan trọng. Chính phủ đánh giá cao những đóng góp này và cam kết sẽ tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho DN FDI tại Việt Nam.
“Tôi nhấn mạnh DN là bao gồm cả DN FDI có đăng ký cấp phép, có tư cách pháp nhân ở Việt Nam, các DN trong nước, đây là định hướng lớn của Chính phủ, hình thành cộng đồng DN Việt Nam gắn kết hợp tác hiệu quả trong nền kinh tế quốc gia thống nhất”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng kêu gọi cộng đồng DN Việt Nam chủ động tích cực tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu kinh tế, thông qua đa dạng hóa các loại hình đầu tư.
Trong đó, chú trọng hợp tác hình thức hợp tác công –tư PPP, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chủ động tham gia và đề xuất các sáng kiến chính sách và dự án đầu tư hiệu quả và phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững và tăng trưởng mang tính toàn diện, bao trùm.
Không nghe rồi... để đó
Tại Diễn đàn, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, chính sách pháp luật, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo mọi điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, phấn đấu các chỉ số cơ bản của Việt Nam về môi trường đầu tư theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) và năng lực cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới đạt mức trung bình các nước ASEAN 4 trước năm 2020.
Theo xếp hạng môi trường kinh doanh 2017 của WB, Việt Nam xếp 82/190 quốc gia, tương đương hạng 4 trong ASEAN. Đối với với chỉ số cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam đạt thứ hạng 56/140, tuy nhiên thứ hạng này cũng đứng thứ 6 trong ASEAN. Do vậy, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để cải thiện thứ hạng của mình trong môi trường đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên cũng mong muốn FDI với thế mạnh về công nghệ, thị trường, năng lực quản trị… sẽ có cam kết, hành động cụ thể , thực chất, tăng cường hỗ trợ, liên kết, thúc đẩy các DN trong nước, trên cơ sở hài hòa lợi ích.
Chính phủ Việt Nam đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là DN nhỏ và vừa để họ có thể tham gia cung ứng nhiều linh kiện, phụ tùng, dịch vụ đạt yêu cầu với DN FDI. Các bên cùng nhau hợp tác, phát triển, để đưa hàng Việt Nam vào các chuỗi cung ứng khu vực và thế giới.
Về Chính phủ, nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bảo vệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, và trên hết cùng chung tay hành động cùng DN. Chính phủ mong DN FDI kiên trì hợp tác đầu tư, đặt niềm tin vào công cuộc cải cách ở Việt Nam, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản trị, có trách nhiệm với xã hội, chung tay bảo tài nguyên thiên nhiên, tính bền vững của môi trường, trong lành môi trường sống.
“Việt Nam sẽ không đón chào những nhà đầu tư coi Việt Nam là nơi chuyển giá, là nơi để trốn trách nhiệm môi trường, đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản, và giá trị cốt lõi mà quý vị đã cam kết. Điều đó, không chỉ gây phương lại đến lợi ích, phát triển bền vững của Việt Nam, còn tổn hại đến uy tín, sự mẫu mực trong trong kinh doanh của nhiều nhà đầu tư khác đang có mặt ở Việt Nam, làm giảm tính hấp dẫn trong trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, danh tiếng của thế giới đến với Việt Nam trong tương lai”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu những đề xuất, kiến nghị phù hợp tại Diễn đàn, để sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan. Trước hết là sửa đổi, chấn chỉnh một số bất cập, tồn tại kéo dài, tinh thần là luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và tính thị trường.
“Tôi đã trao đổi với các Bộ trưởng, thứ trưởng, rằng chúng ta nghe, phản hồi nhưng phải có biện pháp giải quyết đúng mức, kịp thời. Không phải nghe để biết, để đó. Cái chính là nhà nước được gì, doanh nghiệp được gì, nhân dân và người lao động được gì? Ba câu hỏi này đang đặt ra để làm chính sách tốt hơn, và trước hết là cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”- Thủ tướng nói.