Nợ phình to, Royal Invest JSC sắp chào sàn HoSE với giá 15.000 đồng/cổ phiếu
CTCP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal Invest JSC) sẽ lên sàn với mã chứng khoán RYG, gồm 45 triệu cp, tương ứng vốn điều lệ 450 tỷ đồng. Giá tham chiếu dự kiến tại ngày giao dịch đầu tiên là 15,000 đồng/cp.
Tăng vốn 7 lần liên tiếp, gấp hơn 8 lần
Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán (VSDC) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký và cấp mã chứng khoán cho Công ty CP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal Invest JSC) với tên mã là RYG. Số lượng chứng khoán RYG đăng ký niêm yết là 45 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị đăng ký 450 tỷ đồng. Bắt đầu từ ngày 20/11/2023, VSDC nhận lưu ký số cổ phiếu đăng ký trên.
Trước đó, tháng 10/2023, Công ty Royal Invest JSC chào bán thêm 9 triệu cổ phiếu ra bên ngoài, tương ứng 20% vốn điều lệ với giá 15.000 đồng/cổ phiếu để huy động 135 tỷ đồng. Sau chào bán cổ phiếu, Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 360 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng, đồng thời thông qua kế hoạch đưa cổ phiếu niêm yết sàn HoSE trong tháng 12/2023.
Kể từ khi thành lập năm 2009 tới nay, Royal Invest JSC đã trải qua 7 lần tăng vốn điều lệ liên tiếp, tăng từ 49,3 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng, tức tăng gấp 8,13 lần so với thời điểm thành lập.
Trong đó, trước thời điểm niêm yết, Royal Invest JSC đẩy mạnh quá trình tăng vốn khi năm 2021 tăng từ 120 tỷ đồng lên 214,52 tỷ đồng; năm 2022 tiếp tục tăng vốn từ 214,52 tỷ đồng lên 360 tỷ đồng; và gần đây nhất là vào tháng 10/2023 chào bán thêm 9 triệu cổ phiếu ra công chúng để thiết lập mặt bằng giá tối thiểu 15.000 đồng/cổ phiếu, cũng như đáp ứng điều kiện niêm yết sàn HoSE.
Điểm đáng chú ý, đợt tăng vốn tháng 1/2022, Công ty chào bán hơn 14,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ chào bán là 67,82% để tăng vốn điều lệ từ 214,52 tỷ đồng lên 360 tỷ đồng. Số tiền huy động được sử dụng để trả nợ vay ngắn hạn, mua dây chuyền sản xuất gạch men, mua cổ phần CTCP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia Khang.
Về cơ cấu cổ đông sau đợt tăng vốn năm 2022, Công ty chỉ có 17 cổ đông cá nhân sở hữu 100% vốn điều lệ, trong đó có 3 cổ đông lớn gồm ông Đinh Việt Anh, Chủ tịch HĐQT sở hữu 26% vốn điều lệ; bà Lê Thị Vi Na sở hữu 24,65% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Lê sở hữu 18,85% vốn điều lệ; và còn lại 30,5% thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Nợ phình to do phát triển nóng?
Được biết, kể từ khi thành lập (năm 2009) tới nay, Royal Invest JSC đã trải qua 7 lần tăng vốn điều lệ liên tiếp, từ 49,3 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng, tức tăng gấp 8,13 lần so với thời điểm thành lập. Điểm đáng chú ý là, trong đợt tăng vốn tháng 1/2022, Công ty chào bán hơn 14,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ chào bán là 67,82%, để tăng vốn điều lệ từ 214,52 tỷ đồng lên 360 tỷ đồng. Trong đó, số tiền huy động được sử dụng để trả nợ vay ngắn hạn, mua dây chuyền sản xuất gạch men, mua cổ phần Công ty CP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia Khang.
Về cơ cấu cổ đông, trước đợt chào bán 9 triệu cổ phiếu ra bên ngoài, Royal Invest JSC chỉ có 17 cổ đông cá nhân sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong đó, Công ty có 3 cổ đông lớn, gồm ông Đinh Việt Anh, Chủ tịch HĐQT (sở hữu 26% vốn điều lệ); bà Lê Thị Vi Na (sở hữu 24,65% vốn điều lệ); bà Nguyễn Thị Lê (sở hữu 18,85% vốn điều lệ). Còn lại 30,5% thuộc về các cổ đông nhỏ, sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Royal Invest JSC hiện sở hữu 2 nhà máy với 5 dây chuyền sản xuất gạch có công suất 16,5 triệu m2/năm. Doanh nghiệp hình thành được hệ thống phân phối nội địa gồm 14 kho hàng và hơn 3.000 đại lý trải dài khắp Việt Nam, xuất khẩu hơn 14 quốc gia trên thế giới.
Công ty chia sẻ doanh thu từ sản xuất và bán thành phẩm các sản phẩm gạch chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng bình quân là 85% tổng doanh thu và có xu hướng tăng qua các năm.
Trong đó, thị trường trong nước chiếm 85% tổng doanh thu, Công ty đã thiết lập được hệ thống phân phối trải dài từ Bắc đến Nam với hơn 3.000 cửa hàng, đại lý và showroom; đối với thị trường quốc tế chiếm 15% tổng doanh thu, Công ty xuất khẩu đến từ các nền kinh tế như Đông Bắc Á Đài Loan), Hàn Quốc; Đông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines), Mỹ và Trung Đông.
Việc tập trung vào thị trường trong nước với doanh thu chiếm 85%, điều này cũng đang đặt ra dấu hỏi về triển vọng kinh doanh đối với gạch ốp lát do phụ thuộc vào lĩnh vực xây dựng trong nước. Thực trạng kể từ cuối năm 2022 đến nay, các chủ đầu tư gặp khó về dòng vốn, các dự án chậm được cấp phép, điều này phát sinh nợ xấu của công ty xây dựng đối với chủ đầu tư, cũng như các dự án chậm triển khai.
Theo các chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ cần thêm một thời gian dài để hồi phục, điều này dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới nhu cầu gạch ốp lát của Royal Invest JSC.Thêm nữa, các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho biết, thị trường gạch ốp lát Việt Nam được nhìn nhận đang trong giai đoạn có mức độ cạnh tranh cao, nhất là trong phân khúc Ceramic. Chưa kể hàng năm, các doanh nghiệp trong nước vẫn nhập khẩu một lượng khá lớn sản phẩm từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha.
Ngoài ra, xét về nguồn vốn, bên cạnh việc tăng vốn điều lệ, từ năm 2020 tới nay, Công ty có dấu hiệu gia tăng nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Trong đó, nếu năm 2020 chỉ sử dụng 236,02 tỷ đồng nợ vay thì tới 30/9/2023, nợ vay đã tăng 139%, tương ứng tăng thêm 328,8 tỷ đồng, lên 564,82 tỷ đồng và bằng 103,1% vốn chủ sở hữu (doanh nghiệp đầu ngành là Viglacera tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ 45,2%).
Đồng thời, đối ứng bên tài sản, phải thu ngắn hạn cũng tăng 169%, tương ứng tăng thêm 374,29 tỷ đồng, lên 596,61 tỷ đồng và chiếm tới 41,1% tổng tài sản (đầu kỳ chỉ chiếm 23,2% tổng tài sản).
Như vậy, cùng với đợt tăng vốn, Royal Invest JSC đã đẩy mạnh sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động mở rộng kinh doanh, đi cùng với sự mở rộng này là việc “phình to” của các khoản phải thu ngắn hạn.
Tính đến 30/9/2023, phải thu ngắn hạn chủ yếu 411,1 tỷ đồng của khách hàng, cũng như 101 tỷ đồng liên quan đối trả trước cho người bán ngắn hạn… Như vậy, có tới 41,1% tài sản của Công ty chủ yếu nằm ở bên thứ ba.