Nơi ấm áp tình người
BẮC GIANG- Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang chuyên khám và điều trị các loại bệnh ung bướu, trong đó có bệnh ung thư. Nhiều người thường gọi đây là 'Viện K Bắc Giang'. Do bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh nan y, tâm lý lo lắng nên các y, bác sĩ ở đây luôn quan tâm chia sẻ, áp dụng những phương pháp điều trị tốt nhất, qua đó giúp người bệnh ổn định tâm lý, cải thiện sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Nơi ấm áp tình người
Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang chuyên khám và điều trị các loại bệnh ung bướu, trong đó có bệnh ung thư. Nhiều người thường gọi đây là viện K Bắc Giang. Do bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh nan y, tâm lý lo lắng nên các y, bác sĩ ở đây luôn quan tâm chia sẻ, áp dụng những phương pháp điều trị tốt nhất, qua đó giúp người bệnh ổn định tâm lý, cải thiện sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Thực hiện: Đỗ Thành Nam
“Bệnh nhân của em”
- Bác cài cúc áo vào, chiều nay được ra viện rồi ạ - Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ vừa cẩn thận chỉnh lại quần áo cho bệnh nhân Nguyễn Bá Nhương, vừa ân cần nói.
- Bác tự làm được, vẫn còn khỏe mà - Ông Nhương tươi cười, ngồi thẳng lưng để bác sĩ Oanh giúp đỡ.
Phòng bệnh nhân số 8 nơi ông Nhương nằm điều trị có bốn bệnh nhân, tất cả đều bị ung thư giai đoạn IV song được các y, bác sĩ ở đây chăm sóc chu đáo nên mọi người luôn có cảm giác gần gũi, thoải mái. Ông Nhương sinh năm 1959, trú tại thôn Hậu, xã Liên Chung (Tân Yên) bị ung thư phổi. Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Cách đây ba năm, khi phát hiện bị bệnh, ông được con cháu đưa ra Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) chữa trị. Tuy nhiên, lúc đó gặp đại dịch Covid-19 nên ông chuyển về Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang. Cứ nghĩ sẽ điều trị tạm thời tại đây rồi trở lại Bệnh viện K Tân Triều song nhận thấy sức khỏe tiến triển tốt nên từ đó đến nay, ông đã quyết định không chuyển viện nữa. Ông Nhương tâm sự: “Các y, bác sĩ ở đây rất chu đáo, tận tình với người bệnh, giúp chúng tôi yên tâm điều trị. Chúng tôi luôn coi các y, bác sĩ như người thân trong nhà”. Có lẽ vì thế, ông Nhương hay tâm sự, chia sẻ với bác sĩ Oanh về gia đình. Gần đây, khi quê ông có lễ hội đền Dành, ông mời các y, bác sĩ trong khoa về trẩy hội.
Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh cài lại cúc áo cho bệnh nhân Nhương.
Đang hỏi thăm tình hình sức khỏe các bệnh nhân trong phòng, bác sĩ Oanh nhận được cuộc điện thoại của một người bệnh đang điều trị ngoại trú. Sau vài phút hướng dẫn cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân, bác sĩ Oanh tâm sự: “Bệnh nhân của tôi vừa kể sáng nay thấy hơi mệt, bị ho nên rất lo lắng. Những lúc ấy, tôi phải tư vấn chính xác để bệnh nhân tin tưởng, yên tâm dùng thuốc theo đúng phác đồ”. Bác sĩ Oanh cho biết thêm, bệnh nhân đó là Hà Thị Mơ, sinh năm 1965, trú tại xã Tư Mại (Yên Dũng) đang điều trị bệnh ung thư vú (từ năm 2020) và ung thư phổi giai đoạn IV (từ năm 2022). Bệnh nhân vừa được cho ra viện về điều trị tại nhà.
Trong quá trình tiếp xúc với các y, bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang, thỉnh thoảng tôi lại thấy họ có câu “bệnh nhân của em” khi nói về những người bệnh đang được điều trị nội, ngoại trú. Điều này khiến tôi suy nghĩ mãi. Phải có tình cảm chân thành và sự đồng cảm thì các y, bác sĩ mới gắn bó với những bệnh nhân như thế.
Bệnh viện được trang bị máy móc điều trị hiện đại.
Tạo môi trường thân thiện
Cùng bác sĩ Lê Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang đi thăm các khoa, phòng, tôi bất ngờ thấy nhiều bệnh nhân gọi tên bác sĩ Hương với tình cảm thân thiết gần gũi. Vừa thấy bác sĩ đến thăm, bệnh nhân Nguyễn Văn Thực nằm ở giường phía trong cố xoay người ngồi dậy. Đây là trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn IV. Thấu hiểu được tâm lý bệnh nhân, bác sĩ Hương nhẹ nhàng động viên, hỏi thăm về tình trạng sức khỏe; đồng thời căn dặn các y, bác sĩ điều trị theo đúng phác đồ đã định. Nghe thấy vậy, bệnh nhân Thực khẽ nở nụ cười, gương mặt tươi tỉnh lại. Bệnh nhân Thực ở xã Phúc Sơn (Tân Yên) vừa nhập viện được nửa tháng. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang được hồi phục dần, tuy nhiên vẫn cần tập trung điều trị tích cực.
Hằng ngày, ngoài công việc quản lý, bác sĩ Hương vẫn dành thời gian đi các phòng, khoa để nắm bắt tâm tư, diễn biến sức khỏe, tình cảm của các bệnh nhân. Từ đó kịp thời tư vấn, động viên bệnh nhân vượt qua nỗi đau; đồng thời chỉ đạo xử lý những ca khó, phức tạp.
Bác sĩ Lê Thị Hương thăm hỏi động viên bệnh nhân đang điều trị nội trú.
Bác sĩ Hương sinh năm 1972, là bác sĩ đầu tiên của tỉnh được đào tạo chuyên ngành ung thư. Gắn bó với bệnh nhân ung thư từ ngày mới ra trường, bác sĩ Hương luôn thấu hiểu những nỗi niềm, suy nghĩ của người đang mắc phải căn bệnh quái ác này. Không giống những bệnh nhân khác, bệnh nhân ung thư thường có tâm lý bi quan, lo lắng. Đã có không ít trường hợp nghĩ quẩn, tìm đến cái chết. Bởi vậy, bên cạnh việc có phác đồ điều trị tốt thì sự động viên, chăm sóc chu đáo, ân cần của các y, bác sĩ đối với họ là hết sức quan trọng.
Ở Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang, tình thương của các y, bác sĩ dành cho bệnh nhân không chỉ thể hiện bằng việc chăm sóc chu đáo mà còn phải xây dựng được sự tin tưởng đối với khả năng điều trị, xử lý các căn bệnh nan y. Bác sĩ Nguyễn Danh Song, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Chúng tôi yêu cầu các y, bác sĩ phải thống nhất nhất về tư vấn, tránh tình trạng mỗi người tư vấn một kiểu, gây hoài nghi cho bệnh nhân. Muốn vậy, mỗi y, bác sĩ phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra”.
Hoạt động phát cơm miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
Các tình nguyện viên cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang.
Theo bác sĩ Song, điều trị bệnh ung thư rất tốn kém về kinh phí và thời gian kéo dài, nhiều loại thuốc có giá đắt. Vì thế, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế ấy, lãnh đạo bệnh viện đã quan tâm đến công tác tiếp nhận, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ vật chất, tiền bạc cho bệnh nhân nặng có hoàn cảnh khó khăn. Riêng năm 2023, bệnh viện đã tiếp nhận tổng số quà trị giá hơn 1 tỷ đồng, trong đó khoảng 600 triệu đồng là tiền mặt. Để việc nhận quà không tập trung vào một thời điểm, một đối tượng, bệnh viện tiến hành “tiếp nhận một lần, trao quà nhiều lần”, nghĩa là sẽ trao quà hỗ trợ bệnh nhân nghèo chia đều trong năm, không tập trung vào dịp lễ, Tết…
“Có một bệnh nhân ung thư khiến tôi nhớ mãi. Khi thấy sức khỏe giảm sút, bác đã một mực đòi gặp tôi đề đạt nguyện vọng sau khi mất, toàn bộ tiền phúng viếng sẽ bàn giao cho bệnh viện nhằm hỗ trợ những bệnh nhân ung thư nghèo, đồng thời yêu cầu không được tiết lộ danh tính. Mấy ngày sau bác ấy mất”, bác sĩ Song chia sẻ.
Có lẽ trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân này đã chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh cùng những tình thương giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa y, bác sĩ với bệnh nhân, từ đó có những việc làm đáng trân trọng đối với những khó khăn, nỗi đau của người cùng cảnh ngộ.
Bác sĩ Nguyễn Danh Song luôn trăn trở cùng bệnh nhân ung thư nghèo.
Với mục tiêu vì người bệnh, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang luôn tạo không gian thân thiện. Từ chỗ tiếp đón bệnh nhân đến khoa, phòng điều trị đều được sắp đặt gọn gàng, sạch sẽ. Tại đây có nhiều dịch vụ tiện ích như khu căng tin, siêu thị mini với bảng giá cả hợp lý được niêm yết công khai hoặc góc đọc sách, truyện miễn phí... Đặc biệt, hằng tuần, tháng, bệnh viện kiết nối với các đơn vị và một số doanh nghiệp tổ chức cung cấp hàng trăm suất cháo, cơm miễn phí và tiền mặt cho người bệnh điều trị nội trú; phối hợp với một số tiệm tóc trên địa bàn tổ chức cắt tóc miễn phí cho tất cả bệnh nhân. Bên cạnh đó, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang luôn đồng hành hỗ trợ và hướng dẫn cho người bệnh ung thư nghèo được hưởng các suất quà từ Quỹ “Ngày mai tươi sáng” của Bộ Y tế…
Người nhà bệnh nhân có không gian thoải mái, thân thiện khi vừa ngồi uống nước, vừa mượn đọc sách miễn phí trong bệnh viện.
Chính vì thế, nơi đây đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trong, ngoài tỉnh đến khám và điều trị. Nếu như năm 2020, có hơn 35 nghìn lượt người đến khám chữa bệnh thì đến năm 2023 đã tăng lên gần 58 nghìn lượt người; số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2020 gần 8 nghìn lượt người thì năm 2023 là hơn 14 nghìn lượt người.
Khi chia tay các y, bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang, tôi tình cờ lại gặp được ông Nhương đang làm thủ tục ra viện. Vẫn nụ cười tươi, ông Nhương nói: “Khi về nhà tôi sẽ rất nhớ các y, bác sĩ và những người bạn cùng phòng. Mọi người đều gắn bó, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau”.
Trong Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang có nhiều khuôn viên sạch sẽ, thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghỉ ngơi, thư giãn.
Một ngóc Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang nhìn từ xa.
Nơi ấm áp tình người
Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang chuyên khám và điều trị các loại bệnh ung bướu, trong đó có bệnh ung thư. Nhiều người thường gọi đây là viện K Bắc Giang. Do bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh nan y, tâm lý lo lắng nên các y, bác sĩ ở đây luôn quan tâm chia sẻ, áp dụng những phương pháp điều trị tốt nhất, qua đó giúp người bệnh ổn định tâm lý, cải thiện sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Thực hiện: Đỗ Thành Nam
“Bệnh nhân của em”
- Bác cài cúc áo vào, chiều nay được ra viện rồi ạ - Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ vừa cẩn thận chỉnh lại quần áo cho bệnh nhân Nguyễn Bá Nhương, vừa ân cần nói.
- Bác tự làm được, vẫn còn khỏe mà - Ông Nhương tươi cười, ngồi thẳng lưng để bác sĩ Oanh giúp đỡ.
Phòng bệnh nhân số 8 nơi ông Nhương nằm điều trị có bốn bệnh nhân, tất cả đều bị ung thư giai đoạn IV song được các y, bác sĩ ở đây chăm sóc chu đáo nên mọi người luôn có cảm giác gần gũi, thoải mái. Ông Nhương sinh năm 1959, trú tại thôn Hậu, xã Liên Chung (Tân Yên) bị ung thư phổi. Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Cách đây ba năm, khi phát hiện bị bệnh, ông được con cháu đưa ra Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) chữa trị. Tuy nhiên, lúc đó gặp đại dịch Covid-19 nên ông chuyển về Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang. Cứ nghĩ sẽ điều trị tạm thời tại đây rồi trở lại Bệnh viện K Tân Triều song nhận thấy sức khỏe tiến triển tốt nên từ đó đến nay, ông đã quyết định không chuyển viện nữa. Ông Nhương tâm sự: “Các y, bác sĩ ở đây rất chu đáo, tận tình với người bệnh, giúp chúng tôi yên tâm điều trị. Chúng tôi luôn coi các y, bác sĩ như người thân trong nhà”. Có lẽ vì thế, ông Nhương hay tâm sự, chia sẻ với bác sĩ Oanh về gia đình. Gần đây, khi quê ông có lễ hội đền Dành, ông mời các y, bác sĩ trong khoa về trẩy hội.
Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh cài lại cúc áo cho bệnh nhân Nhương.
Đang hỏi thăm tình hình sức khỏe các bệnh nhân trong phòng, bác sĩ Oanh nhận được cuộc điện thoại của một người bệnh đang điều trị ngoại trú. Sau vài phút hướng dẫn cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân, bác sĩ Oanh tâm sự: “Bệnh nhân của tôi vừa kể sáng nay thấy hơi mệt, bị ho nên rất lo lắng. Những lúc ấy, tôi phải tư vấn chính xác để bệnh nhân tin tưởng, yên tâm dùng thuốc theo đúng phác đồ”. Bác sĩ Oanh cho biết thêm, bệnh nhân đó là Hà Thị Mơ, sinh năm 1965, trú tại xã Tư Mại (Yên Dũng) đang điều trị bệnh ung thư vú (từ năm 2020) và ung thư phổi giai đoạn IV (từ năm 2022). Bệnh nhân vừa được cho ra viện về điều trị tại nhà.
Trong quá trình tiếp xúc với các y, bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang, thỉnh thoảng tôi lại thấy họ có câu “bệnh nhân của em” khi nói về những người bệnh đang được điều trị nội, ngoại trú. Điều này khiến tôi suy nghĩ mãi. Phải có tình cảm chân thành và sự đồng cảm thì các y, bác sĩ mới gắn bó với những bệnh nhân như thế.
Bệnh viện được trang bị máy móc điều trị hiện đại.
Tạo môi trường thân thiện
Cùng bác sĩ Lê Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang đi thăm các khoa, phòng, tôi bất ngờ thấy nhiều bệnh nhân gọi tên bác sĩ Hương với tình cảm thân thiết gần gũi. Vừa thấy bác sĩ đến thăm, bệnh nhân Nguyễn Văn Thực nằm ở giường phía trong cố xoay người ngồi dậy. Đây là trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn IV. Thấu hiểu được tâm lý bệnh nhân, bác sĩ Hương nhẹ nhàng động viên, hỏi thăm về tình trạng sức khỏe; đồng thời căn dặn các y, bác sĩ điều trị theo đúng phác đồ đã định. Nghe thấy vậy, bệnh nhân Thực khẽ nở nụ cười, gương mặt tươi tỉnh lại. Bệnh nhân Thực ở xã Phúc Sơn (Tân Yên) vừa nhập viện được nửa tháng. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang được hồi phục dần, tuy nhiên vẫn cần tập trung điều trị tích cực.
Hằng ngày, ngoài công việc quản lý, bác sĩ Hương vẫn dành thời gian đi các phòng, khoa để nắm bắt tâm tư, diễn biến sức khỏe, tình cảm của các bệnh nhân. Từ đó kịp thời tư vấn, động viên bệnh nhân vượt qua nỗi đau; đồng thời chỉ đạo xử lý những ca khó, phức tạp.
Bác sĩ Lê Thị Hương thăm hỏi động viên bệnh nhân đang điều trị nội trú.
Bác sĩ Hương sinh năm 1972, là bác sĩ đầu tiên của tỉnh được đào tạo chuyên ngành ung thư. Gắn bó với bệnh nhân ung thư từ ngày mới ra trường, bác sĩ Hương luôn thấu hiểu những nỗi niềm, suy nghĩ của người đang mắc phải căn bệnh quái ác này. Không giống những bệnh nhân khác, bệnh nhân ung thư thường có tâm lý bi quan, lo lắng. Đã có không ít trường hợp nghĩ quẩn, tìm đến cái chết. Bởi vậy, bên cạnh việc có phác đồ điều trị tốt thì sự động viên, chăm sóc chu đáo, ân cần của các y, bác sĩ đối với họ là hết sức quan trọng.
Ở Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang, tình thương của các y, bác sĩ dành cho bệnh nhân không chỉ thể hiện bằng việc chăm sóc chu đáo mà còn phải xây dựng được sự tin tưởng đối với khả năng điều trị, xử lý các căn bệnh nan y. Bác sĩ Nguyễn Danh Song, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Chúng tôi yêu cầu các y, bác sĩ phải thống nhất nhất về tư vấn, tránh tình trạng mỗi người tư vấn một kiểu, gây hoài nghi cho bệnh nhân. Muốn vậy, mỗi y, bác sĩ phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra”.
Hoạt động phát cơm miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
Các tình nguyện viên cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang.
Theo bác sĩ Song, điều trị bệnh ung thư rất tốn kém về kinh phí và thời gian kéo dài, nhiều loại thuốc có giá đắt. Vì thế, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế ấy, lãnh đạo bệnh viện đã quan tâm đến công tác tiếp nhận, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ vật chất, tiền bạc cho bệnh nhân nặng có hoàn cảnh khó khăn. Riêng năm 2023, bệnh viện đã tiếp nhận tổng số quà trị giá hơn 1 tỷ đồng, trong đó khoảng 600 triệu đồng là tiền mặt. Để việc nhận quà không tập trung vào một thời điểm, một đối tượng, bệnh viện tiến hành “tiếp nhận một lần, trao quà nhiều lần”, nghĩa là sẽ trao quà hỗ trợ bệnh nhân nghèo chia đều trong năm, không tập trung vào dịp lễ, Tết…
“Có một bệnh nhân ung thư khiến tôi nhớ mãi. Khi thấy sức khỏe giảm sút, bác đã một mực đòi gặp tôi đề đạt nguyện vọng sau khi mất, toàn bộ tiền phúng viếng sẽ bàn giao cho bệnh viện nhằm hỗ trợ những bệnh nhân ung thư nghèo, đồng thời yêu cầu không được tiết lộ danh tính. Mấy ngày sau bác ấy mất”, bác sĩ Song chia sẻ.
Có lẽ trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân này đã chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh cùng những tình thương giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa y, bác sĩ với bệnh nhân, từ đó có những việc làm đáng trân trọng đối với những khó khăn, nỗi đau của người cùng cảnh ngộ.
Bác sĩ Nguyễn Danh Song luôn trăn trở cùng bệnh nhân ung thư nghèo.
Với mục tiêu vì người bệnh, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang luôn tạo không gian thân thiện. Từ chỗ tiếp đón bệnh nhân đến khoa, phòng điều trị đều được sắp đặt gọn gàng, sạch sẽ. Tại đây có nhiều dịch vụ tiện ích như khu căng tin, siêu thị mini với bảng giá cả hợp lý được niêm yết công khai hoặc góc đọc sách, truyện miễn phí... Đặc biệt, hằng tuần, tháng, bệnh viện kiết nối với các đơn vị và một số doanh nghiệp tổ chức cung cấp hàng trăm suất cháo, cơm miễn phí và tiền mặt cho người bệnh điều trị nội trú; phối hợp với một số tiệm tóc trên địa bàn tổ chức cắt tóc miễn phí cho tất cả bệnh nhân. Bên cạnh đó, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang luôn đồng hành hỗ trợ và hướng dẫn cho người bệnh ung thư nghèo được hưởng các suất quà từ Quỹ “Ngày mai tươi sáng” của Bộ Y tế…
Người nhà bệnh nhân có không gian thoải mái, thân thiện khi vừa ngồi uống nước, vừa mượn đọc sách miễn phí trong bệnh viện.
Chính vì thế, nơi đây đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trong, ngoài tỉnh đến khám và điều trị. Nếu như năm 2020, có hơn 35 nghìn lượt người đến khám chữa bệnh thì đến năm 2023 đã tăng lên gần 58 nghìn lượt người; số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2020 gần 8 nghìn lượt người thì năm 2023 là hơn 14 nghìn lượt người.
Khi chia tay các y, bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang, tôi tình cờ lại gặp được ông Nhương đang làm thủ tục ra viện. Vẫn nụ cười tươi, ông Nhương nói: “Khi về nhà tôi sẽ rất nhớ các y, bác sĩ và những người bạn cùng phòng. Mọi người đều gắn bó, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau”.
Trong Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang có nhiều khuôn viên sạch sẽ, thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghỉ ngơi, thư giãn.
Một ngóc Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang nhìn từ xa.
Nguồn Bắc Giang: http://baobacgiang.vn/noi-am-ap-tinh-nguoi-200339.bbg