Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng

Người dân ở vùng này quan niệm con người sau khi mất chỉ còn lại phần con trên cõi đời. Việc thiên táng nghe và nhìn có vẻ rùng rợn nhưng thực tế là đang giúp người mất nhanh được lên thiên đường.

Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng

Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng

Ở Tây Tạng có một túc mai táng người mất rất đặc biệt, thoạt nghe đã đủ khiến nhiều người rùng mình. Nó là thiên táng, hay còn gọi là điểu táng. Thay vì chôn cất người đã khuất, gia đình sẽ được xác lên núi, đợi đàn kền kền đói bụng đến ăn.

Người Tây Tạng có 2 hình thức thiên táng là cơ bản và long trọng. Người dân ở vùng hẻo lánh hay dân du mục, không có nhiều điều kiện sẽ chỉ làm cơ bản. Xác người mất sẽ được đưa lên núi, chờ kền kền tìm đến.

Trong khi đó, cách thứ hai thì phức tạp hơn. Sau khi nhà có người mất, gia đình sẽ mời các Lạt Ma đến cầu nguyện. Người mất được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng sau đó. Người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của người mất rồi cõng họ trên lưng, mang lên núi.

Sáng sớm, các thành viên trong gia đình cùng đi tụng kinh, chơi nhạc đám ma nhưng không được ở quá gần người đã mất. Xác sẽ được đặt nằm sấp xuống các mặt đá, bậc thầy về chôn cất sẽ đốt cây bách xù, tạo ra một mùi đặc trưng khiến kền kền thích thú mà sà xuống. Họ bắt đầu xẻ thịt, bóc tách từng phần xác cho kền kền ăn. Cuối cùng, bộ xương sẽ được đập dập rồi trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ ăn hơn.

Nếu chỉ mới nghe kể, chứng kiến việc thiên táng, nhiều người hẳn sẽ rùng mình thấy nó quá đáng sợ, nhẫn tâm với người đã khuất. Tuy nhiên, theo phong tục và quan niệm của người Tây Tạng, đây là việc làm rất thiêng liêng.

Người Tây Tạng chủ yếu sinh sống ở vùng có độ cao khoảng 5.000m so với mực nước biển. Tại vùng cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt này, người ta không thể chôn cất dưới lớp đá cứng và lạnh giá, đất lại vô cùng đắt đỏ. Việc hỏa táng càng trở nên khó khăn hơn vì nguyên liệu đốt khan hiếm. Chính vì thế mà họ xem kền kền là “người xử lý” cái xác lý tưởng nhất.

Đặc biệt hơn, người Tây Tạng chủ yếu theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana). Họ tin rằng người đã mất thì linh hồn sẽ rời khỏi thể xác, phần ở lại trần gian chỉ là phần con. Kền kền là loài được người nơi đây tôn kính, xem là sinh vật linh thiêng nhất. Chúng không phải loài ăn xác như thế giới nghĩ, mà là “thánh đại bàng”. Việc để kền kền ăn xác giống như Đức Phật tổ Như Lai lấy xác minh nuôi hổ dữ, tránh để chúng hại các sinh linh khác trên đời. Sau khi thiên táng, người mất cũng sẽ sớm được lên thiên đường.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/noi-co-tuc-mai-tang-rung-ron-nhat-the-gioi-tuong-nhan-tam-nhung-an-chua-y-nghia-rat-thieng-lieng/20231113041429672