Nỗi kinh hoàng sau kiến trúc 'đuổi khéo' người vô gia cư

Trong lòng các thành phố trở thành chiến trường, nơi các kiến trúc sư tiến hành cuộc chiến chống lại những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội - người vô gia cư.

 Cảnh quan đô thị tại nhiều thành phố trên thế giới được phát triển nhằm hạn chế khả năng sử dụng của người vô gia cư. Kiến trúc chống người vô gia cư (hay còn là kiến trúc thù địch) là những đặc điểm thiết kế được thực hiện với chủ đích ngăn cản những người không có nhà nghỉ ngơi hoặc tìm nơi trú ẩn tại khu vực công cộng. Ảnh: Shutter Stock.

Cảnh quan đô thị tại nhiều thành phố trên thế giới được phát triển nhằm hạn chế khả năng sử dụng của người vô gia cư. Kiến trúc chống người vô gia cư (hay còn là kiến trúc thù địch) là những đặc điểm thiết kế được thực hiện với chủ đích ngăn cản những người không có nhà nghỉ ngơi hoặc tìm nơi trú ẩn tại khu vực công cộng. Ảnh: Shutter Stock.

 Những đặc điểm của kiến trúc này bao gồm gai trên mặt phẳng, ghế dài nghiêng, tay vịn ở giữa ghế dài và các vật liệu khiến không thể nằm thoải mái như kim loại hoặc bê tông. Chúng được triển khai tại nhiều thành phố trên toàn cầu và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ cảnh quan đến quy hoạch đường phố. Ảnh: Shutter Stock.

Những đặc điểm của kiến trúc này bao gồm gai trên mặt phẳng, ghế dài nghiêng, tay vịn ở giữa ghế dài và các vật liệu khiến không thể nằm thoải mái như kim loại hoặc bê tông. Chúng được triển khai tại nhiều thành phố trên toàn cầu và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ cảnh quan đến quy hoạch đường phố. Ảnh: Shutter Stock.

 Mục đích chính của những thiết kế này đó là khiến người vô gia cư khó hoặc không thể ngủ, ngồi, hoặc nán lại lâu ở nơi công cộng. Chúng ta dễ dàng tìm thấy kiến trúc chống người vô gia cư ở trạm xe buýt, công viên, đường hầm, ga tàu điện - nơi những người không nhà có thể tìm nơi trú ẩn. Ảnh: Mart Production/Pexels.

Mục đích chính của những thiết kế này đó là khiến người vô gia cư khó hoặc không thể ngủ, ngồi, hoặc nán lại lâu ở nơi công cộng. Chúng ta dễ dàng tìm thấy kiến trúc chống người vô gia cư ở trạm xe buýt, công viên, đường hầm, ga tàu điện - nơi những người không nhà có thể tìm nơi trú ẩn. Ảnh: Mart Production/Pexels.

 Bên cạnh những thiết kế thể hiện sự chống đối rõ ràng, vẫn có những không gian được thiết kế tinh tế hơn như những quả cầu tròn cao thấp. Những chi tiết "đuổi khéo" người vô gia cư này được xây dựng trên bệ cửa sổ, thậm chí là lan can. Ảnh: Shutter Stock.

Bên cạnh những thiết kế thể hiện sự chống đối rõ ràng, vẫn có những không gian được thiết kế tinh tế hơn như những quả cầu tròn cao thấp. Những chi tiết "đuổi khéo" người vô gia cư này được xây dựng trên bệ cửa sổ, thậm chí là lan can. Ảnh: Shutter Stock.

 Những thiết kế này càng củng cố sự thiệt thòi và đẩy người vô gia cư ra khỏi không gian công cộng, khiến sự kỳ thị dành cho họ ngày càng thêm nghiêm trọng. Các biện pháp này cũng ủng hộ quan niệm sai lầm rằng tình trạng vô gia cư là một lựa chọn cá nhân, trên thực tế đó là sự thất bại mang tính hệ thống, theo Starts Insider. Ảnh: Shutter Stock.

Những thiết kế này càng củng cố sự thiệt thòi và đẩy người vô gia cư ra khỏi không gian công cộng, khiến sự kỳ thị dành cho họ ngày càng thêm nghiêm trọng. Các biện pháp này cũng ủng hộ quan niệm sai lầm rằng tình trạng vô gia cư là một lựa chọn cá nhân, trên thực tế đó là sự thất bại mang tính hệ thống, theo Starts Insider. Ảnh: Shutter Stock.

 Thay vì giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô gia cư, kiến trúc chống người vô gia cư chỉ mang đến giải pháp trước mắt, thiếu nhân văn, bỏ qua các vấn đề xã hội cơ bản. Ảnh: Elliot/Pexels.

Thay vì giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô gia cư, kiến trúc chống người vô gia cư chỉ mang đến giải pháp trước mắt, thiếu nhân văn, bỏ qua các vấn đề xã hội cơ bản. Ảnh: Elliot/Pexels.

 Trong khi đó, nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô gia cư đó là thiếu nhà ở giá rẻ, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và bất bình đẳng kinh tế. Chừng nào những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, tình trạng vô gia cư sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Ảnh: Yuraforrat/Pexels.

Trong khi đó, nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô gia cư đó là thiếu nhà ở giá rẻ, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và bất bình đẳng kinh tế. Chừng nào những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, tình trạng vô gia cư sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Ảnh: Yuraforrat/Pexels.

 Các kiến trúc thù địch có nguy cơ dẫn đến thiếu sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với nhóm người dễ bị tổn thương. Do đó, tính thẩm mỹ và lợi ích thương mại được coi trọng hơn phúc lợi của con người. Ảnh: Timur weber/Pexels.

Các kiến trúc thù địch có nguy cơ dẫn đến thiếu sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với nhóm người dễ bị tổn thương. Do đó, tính thẩm mỹ và lợi ích thương mại được coi trọng hơn phúc lợi của con người. Ảnh: Timur weber/Pexels.

 Những thiết kế thù địch có thể đẩy những cá nhân bị thiệt thòi vào tình huống bấp bênh và nguy hiểm hơn. Họ có thể bị lôi kéo thực hiện các hàng động vi phạm pháp luật với hy vọng rằng họ có thể tự hỗ trợ tài chính. Ảnh: Timur weber/Pexels.

Những thiết kế thù địch có thể đẩy những cá nhân bị thiệt thòi vào tình huống bấp bênh và nguy hiểm hơn. Họ có thể bị lôi kéo thực hiện các hàng động vi phạm pháp luật với hy vọng rằng họ có thể tự hỗ trợ tài chính. Ảnh: Timur weber/Pexels.

 Mối liên hệ xã hội trong cộng đồng có thể bị phá hủy nhanh chóng do kiến trúc chống người vô gia cư. Nó chủ động củng cố sự chia rẽ giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau. Ảnh: Shutter Stock.

Mối liên hệ xã hội trong cộng đồng có thể bị phá hủy nhanh chóng do kiến trúc chống người vô gia cư. Nó chủ động củng cố sự chia rẽ giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau. Ảnh: Shutter Stock.

 New York đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các kiến trúc thù địch này. Tại đây có khoảng 100.000 người sống trên đường phố, chiếm 5% dân số. Các thiết kế chống người vô gia cư đã khiến họ gặp khó khăn nhiều hơn. Một số nhà ga xe lửa trong thành phố đã dỡ bỏ hoàn toàn các băng ghế để ngăn cản người vô gia cư sử dụng chúng. Ảnh: Mart Production/Pexels

New York đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các kiến trúc thù địch này. Tại đây có khoảng 100.000 người sống trên đường phố, chiếm 5% dân số. Các thiết kế chống người vô gia cư đã khiến họ gặp khó khăn nhiều hơn. Một số nhà ga xe lửa trong thành phố đã dỡ bỏ hoàn toàn các băng ghế để ngăn cản người vô gia cư sử dụng chúng. Ảnh: Mart Production/Pexels

 Các kiến trúc thù địch không chỉ ảnh hưởng riêng những người vô gia cư. Việc áp dụng những thiết kế như vậy cho băng ghế và các khu vực công cộng đã ngăn cản mọi người sử dụng chúng một cách thoải mái. Việc chủ động loại bỏ băng ghế còn ảnh hưởng đến người khuyết tật và người già. Ảnh: Shutter Stock.

Các kiến trúc thù địch không chỉ ảnh hưởng riêng những người vô gia cư. Việc áp dụng những thiết kế như vậy cho băng ghế và các khu vực công cộng đã ngăn cản mọi người sử dụng chúng một cách thoải mái. Việc chủ động loại bỏ băng ghế còn ảnh hưởng đến người khuyết tật và người già. Ảnh: Shutter Stock.

 Trên thực tế, các biện pháp trên khá thiển cận và không hiệu quả. Chúng chỉ di dời người vô gia cư đến các khu vực khác thay vì giải quyết các nguyên nhân cơ bản của nó. Ảnh: Davidpeinado/Pexels.

Trên thực tế, các biện pháp trên khá thiển cận và không hiệu quả. Chúng chỉ di dời người vô gia cư đến các khu vực khác thay vì giải quyết các nguyên nhân cơ bản của nó. Ảnh: Davidpeinado/Pexels.

Hoàng Linh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/noi-kinh-hoang-sau-kien-truc-duoi-kheo-nguoi-vo-gia-cu-post1493836.html