Nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn vô tình bị NASA chụp lại

NASA đã chụp được cảnh tuyết tan trên Sao Hỏa để lại những dấu vết giống chân con mòng biển. Đó có thể chính là dấu hiệu sinh vật cổ đại còn sống sót trên hành tinh này.

Loạt ảnh mà Tàu quỹ đạo Do thám Sao Hỏa của NASA chụp được về cảnh tuyết tan để lại những dấu vết giống chân con mòng biển. Chúng đã giúp cho các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về "băng nước bụi" ở khu vực vĩ độ thấp này.

Loạt ảnh mà Tàu quỹ đạo Do thám Sao Hỏa của NASA chụp được về cảnh tuyết tan để lại những dấu vết giống chân con mòng biển. Chúng đã giúp cho các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về "băng nước bụi" ở khu vực vĩ độ thấp này.

Theo 2 tác giả chính Aditya Khuller và Philip Christensen: "Băng trên Sao Hỏa tan chảy khi có bụi; ở vĩ độ thấp hơn, ấm hơn có thể có nước lỏng ổn định trong băng"

Theo 2 tác giả chính Aditya Khuller và Philip Christensen: "Băng trên Sao Hỏa tan chảy khi có bụi; ở vĩ độ thấp hơn, ấm hơn có thể có nước lỏng ổn định trong băng"

Chất lỏng ổn định sẽ không bị hóa rắn do thời tiết lạnh hay các tác động khác, đồng nghĩa với một môi trường phù hợp cho sự sống được duy trì lâu dài. Trong bức ảnh, "băng nước bụi" chính là những dải màu trắng sáng lộ ra khi tuyết tan.

Chất lỏng ổn định sẽ không bị hóa rắn do thời tiết lạnh hay các tác động khác, đồng nghĩa với một môi trường phù hợp cho sự sống được duy trì lâu dài. Trong bức ảnh, "băng nước bụi" chính là những dải màu trắng sáng lộ ra khi tuyết tan.

Các tác giả từ Đại học Bang Arizona rằng họ kỳ vọng đó chính là nơi sự sinh vật cổ đại còn sống sót trên Sao Hỏa ngày nay.

Các tác giả từ Đại học Bang Arizona rằng họ kỳ vọng đó chính là nơi sự sinh vật cổ đại còn sống sót trên Sao Hỏa ngày nay.

Dù tin rằng hành tinh này có sự sống, nhưng NASA chỉ hy vọng tìm được các hóa thạch cổ đại, bởi lẽ nhiều bằng chứng cho thấy sự sống nơi đây đã tuyệt chủng hàng tỉ năm trước.

Dù tin rằng hành tinh này có sự sống, nhưng NASA chỉ hy vọng tìm được các hóa thạch cổ đại, bởi lẽ nhiều bằng chứng cho thấy sự sống nơi đây đã tuyệt chủng hàng tỉ năm trước.

Theo nghiên cứu mới của Viện Tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất (SETI) ở California, các màng nước mỏng tồn tại bên dưới bề mặt ở các vùng băng vĩnh cửu có thể mở ra cánh cửa mới cho việc khám phá sự sống tồn tại trên Sao Hỏa.

Theo nghiên cứu mới của Viện Tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất (SETI) ở California, các màng nước mỏng tồn tại bên dưới bề mặt ở các vùng băng vĩnh cửu có thể mở ra cánh cửa mới cho việc khám phá sự sống tồn tại trên Sao Hỏa.

Vì sự tan chảy và đóng băng của nó tạo ra một môi trường năng động đủ để duy trì sự sống.

Vì sự tan chảy và đóng băng của nó tạo ra một môi trường năng động đủ để duy trì sự sống.

Những hình ảnh được camera HiRISE của NASA chụp được trên tàu quỹ đạo do thám Sao Hỏa cho thấy các chuỗi hơi ẩm xuất hiện và mờ dần theo thời gian trên các sườn dốc hướng ra Mặt trời.

Những hình ảnh được camera HiRISE của NASA chụp được trên tàu quỹ đạo do thám Sao Hỏa cho thấy các chuỗi hơi ẩm xuất hiện và mờ dần theo thời gian trên các sườn dốc hướng ra Mặt trời.

Các vệt này được tạo ra trên bề mặt khi muối kết hợp với nước dưới đất, gây ra các nhiễu động có thể nhìn thấy được, bao gồm sụp đổ và lở đất di chuyển nhanh.

Các vệt này được tạo ra trên bề mặt khi muối kết hợp với nước dưới đất, gây ra các nhiễu động có thể nhìn thấy được, bao gồm sụp đổ và lở đất di chuyển nhanh.

Khí hậu bất thường này cũng đã được so sánh với điều kiện ở các hồ dưới nước ở Nam Cực, nơi những loài tôm lạ và hải sâm đang phát triển mạnh.

Khí hậu bất thường này cũng đã được so sánh với điều kiện ở các hồ dưới nước ở Nam Cực, nơi những loài tôm lạ và hải sâm đang phát triển mạnh.

Điều kiện trên Sao Hỏa cũng tương tự nhiều nơi trên Trái đất, chẳng hạn như Thung lũng khô ở Nam Cực, Biển Chết ở Israel và sa mạc Atacama ở Chile.

Điều kiện trên Sao Hỏa cũng tương tự nhiều nơi trên Trái đất, chẳng hạn như Thung lũng khô ở Nam Cực, Biển Chết ở Israel và sa mạc Atacama ở Chile.

Những kết quả này có thể cung cấp một mục tiêu mới cho tàu thăm dò Perseverance của NASA, mới hạ cánh xuống Sao Hỏa vào ngày 18/2. Tàu được gắn một mũi khoan lớn để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong các mẫu đá.

Những kết quả này có thể cung cấp một mục tiêu mới cho tàu thăm dò Perseverance của NASA, mới hạ cánh xuống Sao Hỏa vào ngày 18/2. Tàu được gắn một mũi khoan lớn để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong các mẫu đá.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/noi-sinh-vat-ngoai-hanh-tinh-tru-an-vo-tinh-bi-nasa-chup-lai-1504867.html