Nóng: Ấn Độ phát hiện 'đại dương tử thần' trên Mặt trăng

Phát hiện này mang lại nhiều thông tin về cấu trúc địa chất của Mặt trăng, đặc biệt là sự khác biệt giữa vùng sáng và vùng tối trên bề mặt của nó.

Các nhà khoa học từ sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ vừa công bố trên tạp chí Nature về việc phát hiện một " đại dương tử thần nóng chảy" từng tồn tại trên Mặt trăng.

Các nhà khoa học từ sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ vừa công bố trên tạp chí Nature về việc phát hiện một " đại dương tử thần nóng chảy" từng tồn tại trên Mặt trăng.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết Mặt trăng có thể đã từng được bao phủ bởi một đại dương magma vào thời kỳ đầu lịch sử của nó. Sự hình thành này có thể do một vụ va chạm giữa Trái đất và một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa. Đại dương magma sau đó nguội đi, kết tinh thành đá ferroan anorthosit, tạo nên lớp vỏ đầu tiên của Mặt trăng.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết Mặt trăng có thể đã từng được bao phủ bởi một đại dương magma vào thời kỳ đầu lịch sử của nó. Sự hình thành này có thể do một vụ va chạm giữa Trái đất và một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa. Đại dương magma sau đó nguội đi, kết tinh thành đá ferroan anorthosit, tạo nên lớp vỏ đầu tiên của Mặt trăng.

Các phép đo từ tàu đổ bộ Vikram và xe tự hành Pragyan đã giúp phát hiện ra những yếu tố hóa học đặc biệt trong đất Mặt trăng, củng cố giả thuyết về đại dương magma này.

Các phép đo từ tàu đổ bộ Vikram và xe tự hành Pragyan đã giúp phát hiện ra những yếu tố hóa học đặc biệt trong đất Mặt trăng, củng cố giả thuyết về đại dương magma này.

Nghiên cứu này mang lại nhiều thông tin về cấu trúc địa chất của Mặt trăng, đặc biệt là sự khác biệt giữa vùng sáng và vùng tối trên bề mặt của nó.

Nghiên cứu này mang lại nhiều thông tin về cấu trúc địa chất của Mặt trăng, đặc biệt là sự khác biệt giữa vùng sáng và vùng tối trên bề mặt của nó.

Ngày 23/8/2023, Ấn Độ đã ghi dấu ấn lịch sử khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 hạ cánh thành công lên cực nam của Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thực hiện thành công việc hạ cánh tại khu vực này, đánh dấu bước tiến quan trọng trong cuộc đua khám phá không gian.

Ngày 23/8/2023, Ấn Độ đã ghi dấu ấn lịch sử khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 hạ cánh thành công lên cực nam của Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thực hiện thành công việc hạ cánh tại khu vực này, đánh dấu bước tiến quan trọng trong cuộc đua khám phá không gian.

Chandrayaan-3, được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), bao gồm một tàu đổ bộ, một module đẩy và một xe tự hành. Mục tiêu chính của sứ mệnh là hạ cánh an toàn lên bề mặt Mặt Trăng, thu thập dữ liệu và tiến hành các thí nghiệm khoa học để hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo của Mặt Trăng.

Chandrayaan-3, được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), bao gồm một tàu đổ bộ, một module đẩy và một xe tự hành. Mục tiêu chính của sứ mệnh là hạ cánh an toàn lên bề mặt Mặt Trăng, thu thập dữ liệu và tiến hành các thí nghiệm khoa học để hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo của Mặt Trăng.

Trước đó, Ấn Độ đã thực hiện hai sứ mệnh Chandrayaan-1 vào năm 2008 và Chandrayaan-2 vào năm 2019. Tuy nhiên, cả hai sứ mệnh này đều gặp thất bại khi các chuyên gia mất liên lạc với phương tiện. Đặc biệt, trong sứ mệnh Chandrayaan-2, trạm đổ bộ và robot đã bị phá hủy khi đâm xuống Mặt trăng.

Trước đó, Ấn Độ đã thực hiện hai sứ mệnh Chandrayaan-1 vào năm 2008 và Chandrayaan-2 vào năm 2019. Tuy nhiên, cả hai sứ mệnh này đều gặp thất bại khi các chuyên gia mất liên lạc với phương tiện. Đặc biệt, trong sứ mệnh Chandrayaan-2, trạm đổ bộ và robot đã bị phá hủy khi đâm xuống Mặt trăng.

Việc hạ cánh thành công của Chandrayaan-3 không chỉ khẳng định vị thế của Ấn Độ như một cường quốc vũ trụ mới nổi mà còn mở ra cơ hội hợp tác quốc tế. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bày tỏ hy vọng rằng các công ty vũ trụ tư nhân của nước này sẽ tăng thị phần trên thị trường quốc tế lên gấp 5 lần trong thập kỷ tới.

Việc hạ cánh thành công của Chandrayaan-3 không chỉ khẳng định vị thế của Ấn Độ như một cường quốc vũ trụ mới nổi mà còn mở ra cơ hội hợp tác quốc tế. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bày tỏ hy vọng rằng các công ty vũ trụ tư nhân của nước này sẽ tăng thị phần trên thị trường quốc tế lên gấp 5 lần trong thập kỷ tới.

Sau khi hạ cánh, trạm Vikram của tàu Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hoạt động trên Mặt trăng trong 2 tuần, thực hiện một loạt các thí nghiệm bao gồm phân tích quang phổ về thành phần khoáng chất của lớp bề mặt. Một trong những mục tiêu quan trọng là tìm kiếm nước đóng băng, điều mà các nhà khoa học cho rằng có thể hỗ trợ cho sự sống của con người trên Mặt trăng trong tương lai.

Sau khi hạ cánh, trạm Vikram của tàu Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hoạt động trên Mặt trăng trong 2 tuần, thực hiện một loạt các thí nghiệm bao gồm phân tích quang phổ về thành phần khoáng chất của lớp bề mặt. Một trong những mục tiêu quan trọng là tìm kiếm nước đóng băng, điều mà các nhà khoa học cho rằng có thể hỗ trợ cho sự sống của con người trên Mặt trăng trong tương lai.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ không chỉ là một bước tiến lớn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao cho các thế hệ tương lai. Với chi phí thấp và hiệu quả cao, Ấn Độ đã chứng minh rằng họ có thể cạnh tranh và dẫn đầu trong cuộc đua khám phá không gian.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ không chỉ là một bước tiến lớn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao cho các thế hệ tương lai. Với chi phí thấp và hiệu quả cao, Ấn Độ đã chứng minh rằng họ có thể cạnh tranh và dẫn đầu trong cuộc đua khám phá không gian.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-an-do-phat-hien-dai-duong-tu-than-tren-mat-trang-2025740.html