Cụ thể, tờ Avia của Nga cho biết, hôm 26/8 vừa rồi, một toán lính của Azerbaijan với trang bị vũ khí và khí tài đầy đủ, đã chiếm một vùng nhỏ dọc theo đường cao tốc chạy qua Syunik, Armenia.
Trong chưa đầy 24 giờ sau đó, lực lượng vũ trang Azerbaijan đã tăng cường thêm quân số, kiểm soát được ít nhất 10 cây số vuông dọc theo con đường cao tốc này, mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng đang kể nào từ phía Armenia.
Truyền thông Nga cho biết, các lực lượng quân sự của Nga cùng chuyên gia của nước này, đã ít nhất 3 lần đứng ra can thiệp vào tình huống kể trên, nhằm tìm được tiếng nói chung giữa Armenia và Azerbaijan.
Tuy nhiên có vẻ như nỗ lực hòa giải từ phía Nga đã không thành công, Azerbaijan đã từ chối mọi cuộc điện đàm từ phía Nga và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí.
Thậm chí, phía quân đội Azerbaijan còn kéo theo hàng dài các loại thiết giáp và thiết bị quân sự, tràn vào lãnh thổ Armenia, dù lực lượng này trước đó chưa hề vấp phải sự phản kháng của quốc gia láng giềng.
Chuyên gia quân sự cho biết, sẽ rất nguy hiểm nếu phía Azerbaijan tận dụng tuyến đường cao tốc 10 km trong lãnh thổ Armenia làm bàn đạp, để tiến quân sâu hơn vào lãnh thổ quốc gia này.
Nếu Azerbaijan tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Armenia, điểm đến của các lực lượng này rất có thể sẽ là toàn bộ tỉnh Syunik thuộc Armenia. Đây là vùng đất có tính chiến lược trong cuộc xung đột giữa hai quốc gia thời gian gần đây.
Nếu chiếm được hoàn toàn tỉnh lỵ Syunik, lãnh thổ trên bộ của Azerbaijan sẽ được kết nối với Nakhichevan. Lúc này, Armenia sẽ rơi vào thế cực kỳ bất lợi nếu trong tương lai, hai quốc gia tiếp tục nổ ra xung đột.
Trước đó vào hồi đầu tháng 8, lực lượng biên phòng Nga đã được triển khai tới biên giới Armenia và Azerbaijan. Lực lượng này có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong khu vực biên giới cực kỳ căng thẳng giữa hai quốc gia đầy hiềm khích này.
Hôm 28/7 vừa rồi cũng đã diễn ra vụ giao tranh đẫm máu nhất giữa Armenia và Azerbaijan. Vụ giao tranh đã khiến 3 binh sĩ thiệt mạng cùng 2 người khác bị thương.
Cuối năm 2020, Armenia và Azerbaijan đã trải qua 6 tuần giao tranh cực kỳ căng thẳng, khiến cả hai quốc gia bị thiệt hại nặng nề.
Hiện tại, dù giao tranh giữa hai bên đã lắng xuống, nhưng dường như sự xuất hiện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại đây, cũng chỉ làm tình hình lắng dịu được vài phần, khi mà Azerbaijan vẫn tuyệt nhiên phất lờ nhiều điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trước đó giữa hai quốc gia. Nguồn ảnh: Foxtrot.
Nỗi khổ của người dân thường trong cuộc xung đột nảy lửa giữa Armenia và Azerbaijan hồi cuối năm ngoái. Nguồn: DW.
Trần Trân