Nóng: Quầng lửa Mặt trời phát ra phóng xạ, Trái đất lâm nguy?

Bản thân các quầng lửa Mặt Trời không gây hại cho Trái Đất nhưng phóng xạ phát ra từ chúng thì có thể mang tới thảm họa không thể lường trước.

 Quầng lửa Mặt Trời là các vụ nổ cực lớn xảy ra trên bề mặt của Mặt Trời. Bản thân các quầng lửa này không gây nguy hiểm cho chúng ta, nhưng phóng xạ phát ra từ chúng thì có.

Quầng lửa Mặt Trời là các vụ nổ cực lớn xảy ra trên bề mặt của Mặt Trời. Bản thân các quầng lửa này không gây nguy hiểm cho chúng ta, nhưng phóng xạ phát ra từ chúng thì có.

Các vụ nổ giải phóng ra vũ trụ tia X, các hạt năng lượng và các loại khí được gọi là khối lượng đăng quang (CME). Nếu bất cứ thứ nào trong số này chạm tới Trái Đất, chúng có thể làm gián đoạn hệ thống liên lạc, vô hiệu hóa điện thoại, mạng internet và toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin của chúng ta.

Các vụ nổ giải phóng ra vũ trụ tia X, các hạt năng lượng và các loại khí được gọi là khối lượng đăng quang (CME). Nếu bất cứ thứ nào trong số này chạm tới Trái Đất, chúng có thể làm gián đoạn hệ thống liên lạc, vô hiệu hóa điện thoại, mạng internet và toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin của chúng ta.

Đặc biệt đáng quan ngại là các hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Tình trạng gián đoạn có thể đe dọa tới sự an toàn của máy bay, thiết bị bay không người lái và xe tự hành.

Đặc biệt đáng quan ngại là các hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Tình trạng gián đoạn có thể đe dọa tới sự an toàn của máy bay, thiết bị bay không người lái và xe tự hành.

Tia X chỉ mất khoảng 8 phút là tới Trái Đất, còn CME mất 2 tới 3 ngày. Đây là mối quan ngại có cơ sở, xét tới những tác động nghiêm trọng trong quá khứ.

Tia X chỉ mất khoảng 8 phút là tới Trái Đất, còn CME mất 2 tới 3 ngày. Đây là mối quan ngại có cơ sở, xét tới những tác động nghiêm trọng trong quá khứ.

Năm 1989, hàng triệu người ở tỉnh bang Quebec của Canada đã chịu cảnh mất điện khi một trận bão từ đánh sập mạng lưới điện trong khoảng 10 tiếng.

Năm 1989, hàng triệu người ở tỉnh bang Quebec của Canada đã chịu cảnh mất điện khi một trận bão từ đánh sập mạng lưới điện trong khoảng 10 tiếng.

Một vụ việc tương tự xảy ra ở Thụy Điển vào năm 2003, và cũng trong năm này một vệ tinh của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản đã bị hư hại một số tính năng.

Một vụ việc tương tự xảy ra ở Thụy Điển vào năm 2003, và cũng trong năm này một vệ tinh của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản đã bị hư hại một số tính năng.

Gần đây Mặt Trời đã bước vào chu kỳ hoạt động mới, trong đó đỉnh điểm là các quầng lửa Mặt Trời lớn vào khoảng năm 2025.

Gần đây Mặt Trời đã bước vào chu kỳ hoạt động mới, trong đó đỉnh điểm là các quầng lửa Mặt Trời lớn vào khoảng năm 2025.

Thời gian không còn nhiều trong khi thế giới tìm cách đẩy mạnh khả năng bảo vệ và phòng ngừa trước thảm họa do quầng lửa Mặt Trời gây ra.

Thời gian không còn nhiều trong khi thế giới tìm cách đẩy mạnh khả năng bảo vệ và phòng ngừa trước thảm họa do quầng lửa Mặt Trời gây ra.

Tháng 1 vừa qua, Bộ Nội vụ Nhật Bản đã thành lập một ủy ban chuyên nghiên cứu cách thức tốt hơn để đánh giá rủi ro và giảm thiểu thiệt hại từ quầng lửa Mặt Trời.

Tháng 1 vừa qua, Bộ Nội vụ Nhật Bản đã thành lập một ủy ban chuyên nghiên cứu cách thức tốt hơn để đánh giá rủi ro và giảm thiểu thiệt hại từ quầng lửa Mặt Trời.

"Chúng tôi muốn xem xét cách thức để phòng ngừa những tác động lớn có thể làm tê liệt hoạt động kinh tế ở Nhật Bản", Ông Yamaguchi Shingo, một quan chức của bộ, cho biết.

"Chúng tôi muốn xem xét cách thức để phòng ngừa những tác động lớn có thể làm tê liệt hoạt động kinh tế ở Nhật Bản", Ông Yamaguchi Shingo, một quan chức của bộ, cho biết.

Công ty viễn thông khổng lồ NTT của Nhật Bản đang theo dõi sát sao, tìm hiểu hạt năng lượng và những hiện tượng khác được tạo ra từ quầng lửa Mặt Trời ảnh hưởng ra sao tới thiết bị điện tử.

Công ty viễn thông khổng lồ NTT của Nhật Bản đang theo dõi sát sao, tìm hiểu hạt năng lượng và những hiện tượng khác được tạo ra từ quầng lửa Mặt Trời ảnh hưởng ra sao tới thiết bị điện tử.

"Chúng tôi luôn quan ngại liệu quầng lửa Mặt Trời có ảnh hưởng tới các thiết bị của chúng tôi không, nên khả năng dự báo tốt hơn sẽ vô cùng hữu ích", thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

"Chúng tôi luôn quan ngại liệu quầng lửa Mặt Trời có ảnh hưởng tới các thiết bị của chúng tôi không, nên khả năng dự báo tốt hơn sẽ vô cùng hữu ích", thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Mời các bạn xem video: Hiện tượng lạ - quầng sáng bao quanh mặt trời. Nguồn: THTPCT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-quang-lua-mat-troi-phat-ra-phong-xa-trai-dat-lam-nguy-1663499.html