Nông sản Việt có mặt hàng 'giảm sản lượng nhưng tăng giá trị'

Theo Thứ trưởng Bộ NN&MT, cà phê là ví dụ điển hình khi dù sản lượng giảm, giá trị lại tăng mạnh tới 46%, phản ánh xu hướng nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Phùng Đức Tiến vừa có những chia sẻ với báo chí về kết quả tăng trưởng của ngành trong quý I/2025 cũng như định hướng phát triển thời gian tới.

Theo Thứ trưởng, 3 tháng đầu năm 2025 là giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều thành công cho ngành nông sản và thủy sản Việt Nam. Dù chịu tác động từ những biến động quốc tế, đặc biệt là căng thẳng thương mại giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga và các vấn đề liên quan đến Ukraine, Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì và thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Dù đối diện nhiều khó khăn, chúng ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 15,71 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận".

Theo Thứ trưởng Bộ NN&MT, cà phê là ví dụ điển hình khi dù sản lượng giảm, giá trị lại tăng mạnh tới 46%, phản ánh xu hướng nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&MT, cà phê là ví dụ điển hình khi dù sản lượng giảm, giá trị lại tăng mạnh tới 46%, phản ánh xu hướng nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề cập đến những thay đổi về chính sách thuế và các yêu cầu mới từ thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, nơi đang áp dụng các biện pháp thuế quan mới đối với nhiều mặt hàng nông sản. Để ứng phó với tình hình này, Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động xây dựng các kịch bản thích ứng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý: "Chúng ta không bị động trước các chính sách mới. Ngành nông nghiệp đã chủ động làm việc với các đối tác quốc tế, tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp".

Về các giá trị xuất khẩu rau quả đạt gần 10 tỷ USD, bất chấp ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 18%, trong khi nhóm nông sản khác cũng tăng hơn 4 tỷ USD. Thứ trưởng Tiến chỉ rõ: "Có những mặt hàng như lúa gạo tăng sản lượng nhưng giá trị giảm, trong khi cà phê giảm sản lượng nhưng tăng giá trị tới 46%. Điều này cho thấy chúng ta đang từng bước nâng cao giá trị gia tăng thay vì chỉ tập trung vào sản lượng".

Lãnh đạo Bộ NN&MT nhấn mạnh rằng việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với các địa phương để thực hiện các đợt kiểm tra nghiêm ngặt.

Ông khẳng định: "Chúng ta không chỉ xuất khẩu nông sản mà còn xuất khẩu uy tín. Chất lượng sản phẩm phải là ưu tiên hàng đầu nếu muốn giữ vững và mở rộng thị trường".

Việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Về chiến lược phát triển sắp tới, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm.

"Mục tiêu không chỉ là tăng trưởng về sản lượng mà còn phải nâng cao giá trị và chất lượng. Chúng ta không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống mà còn mở rộng sang những thị trường mới, tiềm năng hơn", ông nói.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu, ngành nông nghiệp cần chủ động ứng phó với các vấn đề môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả và hướng đến mô hình kinh tế xanh.

Thứ trưởng nhấn mạnh: "Phát triển bền vững không còn là một lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu. Chúng ta phải thay đổi tư duy, áp dụng công nghệ cao, giảm tác động đến môi trường và gia tăng giá trị sản phẩm".

Ngoài ra, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục được chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các cơ quan liên quan sẽ theo sát diễn biến thị trường, kịp thời đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

"Chúng tôi sẽ không để doanh nghiệp tự bơi. Nhà nước sẽ đồng hành, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngành nông sản phát triển vững chắc trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt", ông Tiến cho hay.

Nguyễn Phương Anh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nong-san-viet-co-mat-hang-giam-san-luong-nhung-tang-gia-tri-204250401153109977.htm