Trong các ghi chép cổ đại của người Trung Quốc có nhắc đến một thảm họa thời tiền sử. Trong cuốn "Sơn Hải Kinh" có ghi lại rằng nhân loại từng phải hứng chịu một trận đại hồng thủy.
Trong cuốn "Thánh Kinh" cũng có ghi chép tương tự. Sử thi "Mahabharata" của Ấn Độ cũng ghi lại một thảm họa trong thời cổ đại, nhưng đây không phải là lũ lụt mà là một “vụ nổ hạt nhân” thời cổ đại.
Các nhà khoa học từng cho rằng những sự kiện này thực ra chỉ là những vụ thiên thạch rơi. Trái đất chỉ là một ngôi sao nhỏ trong vũ trụ, gặp thiên thạch là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, một phát hiện năm 1920 đã làm thay đổi những nghiên cứu trước đó. Các nhà khảo cổ đã tìm ra tàn tích của một thành phố cổ đại ở thung lũng Indus (thuộc Pakistan).
Theo các cuộc điều tra, thành phố cổ đại này đã tồn tại từ 5.000 năm trước. Toàn bộ nơi này đã bị xóa sổ "trong một nốt nhạc". Tuy nhiên các chuyên gia không tìm thấy dấu vết của thiên thạch. Thay vào đó, họ phát hiện ra bức xạ hạt nhân.
Nhưng năng lượng hạt nhân mới được con người hiện đại phát hiện ra, tại sao nó có thể "xuyên không" xuất hiện cách đây 5.000 năm. Không những thế, trong các tàn tích Babylon cổ đại và Gobi của Mông Cổ, người ta đã phát hiện dấu vết khai thác uranium.
Một số người cho rằng đây chính là bằng chứng cho sự tồn tại của một nền văn minh không thuộc về con người. Nhưng những khám phá này chưa đủ sức để chứng minh cho giả thuyết này.
Một số nhà nghiên cứu cho biết, có một loại hạt mịn có đặc tính hóa học mạnh trong bầu khí quyển của Trái đất. Những hạt hóa học này được tạo ra bởi tác động tổng hợp của tia vũ trụ và trường điện từ.
Điều quan trọng nhất là chúng "có thể thúc đẩy các hạt chất lỏng hoặc rắn trong không khí tạo thành tích tụ". Khi các hạt hóa học được tích tụ đến một giới hạn nhất định, thứ được hình thành không phải là "hạt mưa" mà là "quả cầu" với nhiều kích cỡ khác nhau.
Những quả cầu này sẽ tạo ra nguồn năng lượng khủng khiếp. Các nhà khoa học tính toán rằng 3.000 quả cầu với bán kính 30 cm là thủ phạm đằng sau sự biến mất của thành phố 5.000 năm tuổi.
Chúng đã tạo ra một vụ nổ chấn động. Điều đáng sợ của vụ nổ này là nhiệt độ cực cao, xấp xỉ 15.000 độ C. Hiện tượng này có thể là nguyên nhân cho việc xuất hiện phóng xạ hạt nhân ở thành phố cổ đại.
Tuy nhiên, những tính toán về quả cầu năng lượng trên mới dừng lại ở giả thuyết. Để kết luận chính xác vẫn cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)