Một tín hiệu vô tuyến với các xung tần số thấp (72-215 MHz) được ghi nhận xuất phát từ vật thể lạ có tên GLEAM-X J162759.5−523504.3.
Nó cho thấy tất cả các đặc tính của một sao xung, nhưng lại có chu kỳ dài hơn hàng trăm lần so với bất kỳ sao xung nào từng được biết trước đây.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Jonathan Katz từ Đại học Washington tại St. Louis (Mỹ) đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ hệ thống quan sát Murchison Widefield Array (MWA) đặt tại sa mạc Úc và ghi nhận được xung sáng từ vật thể bí ẩn trong khoảng 30-60 giây và cứ sau 18,18 phút.
Những điều trên đã khiến chúng trở thành một trong những vật thể phát ra tín hiệu vô tuyến tần số thấp mạnh mẽ nhất. Theo các nhà khoa học đây có thể là sao lùn trắng xung đầu tiên được ghi nhận.
Trước đây, sao xung thường được biết đến như một "quái vật của quái vật" - loại sao neutron quay cực nhanh, mạnh mẽ hơn các sao neutron vốn đã mạnh mẽ khác rất nhiều. Cũng giống như sao neutron, nó được cho là hình thành từ cái chết của một ngôi sao có khối lượng 8-30 lần Mặt Trời.
Cũng có giả thuyết sao neutron hình thành sau cái chết của sao lùn trắng, vốn đã là một xác chết sao trước đó, sụp đổ lần 2 và tiếp tục co cụm thành thứ dày đặc hơn, mạnh hơn.
Còn sao lùn trắng thường là kết quả từ "cái chết" của những ngôi sao nhỏ hơn 8 lần khối lượng Mặt Trời. Nhưng một sao lùn trắng quay nhanh như sao xung là một điều lạ lùng, dù đã bị nghi ngờ trước đó.
Ngôi sao kỳ dị, cách chúng ta 4.000 năm ánh sáng này này có khả năng chuyển đổi năng lượng từ trường sang sóng vô tuyến hiệu quả hơn bất kỳ vật thể thiên văn nào từng biết.
Các nhà khoa học vẫn chưa dừng lại vì họ hy vọng sẽ tìm thêm được vài sao lùn trắng xung để hiểu thêm về cách nó hình thành và được nâng lên tầm "quái vật" bởi hành vi quay nhanh, tăng sức mạnh hiệu quả.
Sao xung (hay pulsar) là các sao neutron xoay rất nhanh, nó biểu hiện như một nguồn sóng radio, được phát ra đều đặn ở các chu kìngắn. Cường độ bức xạ thay đổi theo một chu kì đều, điều này chỉ ra chuyển động xoay của ngôi sao.
Sao Neutron xoay nhanh đến mức lực li tâm làm biến dạng bức xạ của sao thành hình nón đôi, với đỉnh chung ở tâm sao.
Bức xạ hình nón này xoay tròn và chỉ quét qua một phần không gian vũ trụ, bởi thế không phải sao pulsar nào cũng thấy được, kể cả khi nó ở rất gần Trái Đất.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)