Nữ tiến sĩ 12 năm liên tục tham gia tình nguyện dọn dẹp rác thải quanh Hồ Gươm

Từ tháng 9/2012 đến nay, bà Nguyễn Thị Minh Phương (67 tuổi) trong bộ quần áo giản dị cùng chiếc xe đạp cũ cứ 8h sáng chủ nhật hàng tuần, không quản nắng mưa đều chuẩn bị đầy đủ găng tay, túi giấy, kẹp rác nhặt rác, làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm.

Cứ mỗi sáng chủ nhật, nhóm tình nguyện viên “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya” thu gom rác thải quanh khu vực Hồ Gươm, Hà Nội, không ai còn lạ lẫm người phụ nữ đứng tuổi đi chiếc xe đạp cũ cùng bộ quần áo giản dị, cần mẫn thu gom, nhặt rác với các bạn trẻ. Người phụ nữ ấy là tiến sĩ chuyên ngành Khí tượng thủy văn tại Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm chuyên gia cố vấn về khí tượng thủy văn. Bà là Nguyễn Thị Minh Phương ở phường Phan Chu Chinh, quận Hoàn Kiếm.

Cứ mỗi sáng chủ nhật, nhóm tình nguyện viên “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya” thu gom rác thải quanh khu vực Hồ Gươm, Hà Nội, không ai còn lạ lẫm người phụ nữ đứng tuổi đi chiếc xe đạp cũ cùng bộ quần áo giản dị, cần mẫn thu gom, nhặt rác với các bạn trẻ. Người phụ nữ ấy là tiến sĩ chuyên ngành Khí tượng thủy văn tại Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm chuyên gia cố vấn về khí tượng thủy văn. Bà là Nguyễn Thị Minh Phương ở phường Phan Chu Chinh, quận Hoàn Kiếm.

Chia sẻ lý do tham gia nhặt rác xung quanh Hồ Gươm, bà Phương cho biết: “12 năm trước, khi đọc được một tờ báo viết về nhóm người Nhật tình nguyện nhặt rác, làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, tôi nghĩ rằng người nước ngoài đã tâm huyết với nước ta như vậy. Mình là người Việt cũng nên tích cực bảo vệ môi trường hơn. Từ đó đến nay tôi tham gia đồng hành cùng họ với mong muốn một Việt Nam sạch đẹp, nâng cao ý thức người dân”.

Chia sẻ lý do tham gia nhặt rác xung quanh Hồ Gươm, bà Phương cho biết: “12 năm trước, khi đọc được một tờ báo viết về nhóm người Nhật tình nguyện nhặt rác, làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, tôi nghĩ rằng người nước ngoài đã tâm huyết với nước ta như vậy. Mình là người Việt cũng nên tích cực bảo vệ môi trường hơn. Từ đó đến nay tôi tham gia đồng hành cùng họ với mong muốn một Việt Nam sạch đẹp, nâng cao ý thức người dân”.

Ông Kurogi Kenji, một tình nguyện viên người Nhật chia sẻ: “Trước đó tôi sống ở quận Long Biên, thường chủ nhật sẽ không có hoạt động gì đặc biệt, loanh quanh ở nhà cũng hoài phí cả một ngày. Vì thế tôi muốn tham gia vào các hoạt động tình nguyện với mong muốn gặp gỡ, giao lưu với mọi người cũng như để ngày chủ nhật của tôi trở nên ý nghĩa hơn. Ban đầu, hoạt động này được khởi xướng bởi ông Ninomiya nhưng hiện tại do tuổi cao nên ông đã trở về Nhật và bàn giao lại cho cô Phương. Hiện tại chúng tôi mong muốn chuyển lại cho người Việt Nam hoạt động chính. Người Nhật chúng tôi sẽ là người hỗ trợ”.

Ông Kurogi Kenji, một tình nguyện viên người Nhật chia sẻ: “Trước đó tôi sống ở quận Long Biên, thường chủ nhật sẽ không có hoạt động gì đặc biệt, loanh quanh ở nhà cũng hoài phí cả một ngày. Vì thế tôi muốn tham gia vào các hoạt động tình nguyện với mong muốn gặp gỡ, giao lưu với mọi người cũng như để ngày chủ nhật của tôi trở nên ý nghĩa hơn. Ban đầu, hoạt động này được khởi xướng bởi ông Ninomiya nhưng hiện tại do tuổi cao nên ông đã trở về Nhật và bàn giao lại cho cô Phương. Hiện tại chúng tôi mong muốn chuyển lại cho người Việt Nam hoạt động chính. Người Nhật chúng tôi sẽ là người hỗ trợ”.

Găng tay, kẹp rác và túi giấy là “đồ nghề” dành cho các tình nguyện viên tham gia nhặt rác, được xếp ngay ngắn trên vỉa hè Hồ Gươm.

Găng tay, kẹp rác và túi giấy là “đồ nghề” dành cho các tình nguyện viên tham gia nhặt rác, được xếp ngay ngắn trên vỉa hè Hồ Gươm.

Các tình nguyện viên đa dạng mọi lứa tuổi từ trẻ em, thanh niên đến những bác trung niên ngoài 60.

Các tình nguyện viên đa dạng mọi lứa tuổi từ trẻ em, thanh niên đến những bác trung niên ngoài 60.

Nhiều người dù nhà xa nhưng vẫn dành buổi sáng ngày chủ nhật tham gia hoạt động ý nghĩa này, tất cả đều có mặt đúng giờ bắt đầu công cuộc làm sạch Hồ Gươm.

Nhiều người dù nhà xa nhưng vẫn dành buổi sáng ngày chủ nhật tham gia hoạt động ý nghĩa này, tất cả đều có mặt đúng giờ bắt đầu công cuộc làm sạch Hồ Gươm.

Rác xung quanh khu vực Hồ Gươm hầu như là những cốc nhựa, chai nhựa, vỏ kem, hộp xốp và vỏ mì ăn liền.

Rác xung quanh khu vực Hồ Gươm hầu như là những cốc nhựa, chai nhựa, vỏ kem, hộp xốp và vỏ mì ăn liền.

Bạn Nguyễn Văn Thành, trú tại phường Nam Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm cho hay: “Tôi biết đến hoạt động tình nguyện này qua một người bạn. Lần đầu tiên tham gia, chứng kiến cảnh nhiều người ăn xong que kem, uống xong chai nước mặc dù thùng rác ngay trước mặt nhưng họ lại vứt xuống đất, tôi cảm thấy khá thất vọng. Tôi mong rằng khi họ thấy hành động nhặt rác của tình nguyện viên chúng tôi, họ sẽ có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, giữ cho phong cảnh Hồ Gươm xanh, sạch, đẹp.”

Bạn Nguyễn Văn Thành, trú tại phường Nam Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm cho hay: “Tôi biết đến hoạt động tình nguyện này qua một người bạn. Lần đầu tiên tham gia, chứng kiến cảnh nhiều người ăn xong que kem, uống xong chai nước mặc dù thùng rác ngay trước mặt nhưng họ lại vứt xuống đất, tôi cảm thấy khá thất vọng. Tôi mong rằng khi họ thấy hành động nhặt rác của tình nguyện viên chúng tôi, họ sẽ có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, giữ cho phong cảnh Hồ Gươm xanh, sạch, đẹp.”

Khu vực bụi cây gần các hàng ghế nghỉ là nơi tập trung rất nhiều các vỏ chai, cốc nhựa. Mỗi một bụi cây có thể gom được 2-3 bao rác đầy.

Khu vực bụi cây gần các hàng ghế nghỉ là nơi tập trung rất nhiều các vỏ chai, cốc nhựa. Mỗi một bụi cây có thể gom được 2-3 bao rác đầy.

Trăn trở về môi trường, bà Phương cho biết vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được sự nguy hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người nên vẫn xả rác bừa bãi, thải ra môi trường những thứ gây ô nhiễm nghiêm trọng như pin cũ.

Trăn trở về môi trường, bà Phương cho biết vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được sự nguy hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người nên vẫn xả rác bừa bãi, thải ra môi trường những thứ gây ô nhiễm nghiêm trọng như pin cũ.

"Một cục pin nhỏ bằng ngón tay cũng có thể làm ô nhiễm hết 3 m3 nước bởi những kim loại nặng có trong pin. Nên có những biện pháp tuyên truyền về sự ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người, bởi có lẽ khi biết ảnh hưởng trực tiếp tới mình, họ sẽ hành động”, bà Phương nói.

"Một cục pin nhỏ bằng ngón tay cũng có thể làm ô nhiễm hết 3 m3 nước bởi những kim loại nặng có trong pin. Nên có những biện pháp tuyên truyền về sự ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người, bởi có lẽ khi biết ảnh hưởng trực tiếp tới mình, họ sẽ hành động”, bà Phương nói.

Chị Hà Thị Hồng Nhung, quận Thanh Xuân cho biết: “Sáng chủ nhật nào tôi cũng đưa hai con lên đây tham gia nhặt rác cùng mọi người, đến nay cũng được hơn 3 năm. Tôi muốn dạy cho con biết bảo vệ môi trường sống xung quanh rất quan trọng bởi một khi có ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Từ khi tham gia hoạt động này, hai con của tôi đã có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời còn học được cách phân loại rác theo từng loại riêng.”

Chị Hà Thị Hồng Nhung, quận Thanh Xuân cho biết: “Sáng chủ nhật nào tôi cũng đưa hai con lên đây tham gia nhặt rác cùng mọi người, đến nay cũng được hơn 3 năm. Tôi muốn dạy cho con biết bảo vệ môi trường sống xung quanh rất quan trọng bởi một khi có ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Từ khi tham gia hoạt động này, hai con của tôi đã có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời còn học được cách phân loại rác theo từng loại riêng.”

Những bao rác được bọc kín cẩn thận, sạch sẽ sau khi phân loại.

Những bao rác được bọc kín cẩn thận, sạch sẽ sau khi phân loại.

Sau khi phân loại, số rác phân hủy được sẽ bỏ vào thùng rác, số còn lại được bà Phương mang về và chủ động chuyển đến những cơ sở tái chế. Hình ảnh bà Phương cùng chiếc xe đạp cũ chở theo những túi rác to đằng sau mỗi sáng chủ nhật đã trở nên quen thuộc với người dân quanh đây.

Sau khi phân loại, số rác phân hủy được sẽ bỏ vào thùng rác, số còn lại được bà Phương mang về và chủ động chuyển đến những cơ sở tái chế. Hình ảnh bà Phương cùng chiếc xe đạp cũ chở theo những túi rác to đằng sau mỗi sáng chủ nhật đã trở nên quen thuộc với người dân quanh đây.

Khi rác thải được phân loại và xử lý đúng cách, chúng có thể được tái chế, tái sử dụng, góp phần giảm thiểu lãng phí tài nguyên và phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn là hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội. Hãy cùng chung tay hành động từ việc làm nhỏ nhất như bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế dùng đồ nhựa, túi nilong hay pin cũ.

Khi rác thải được phân loại và xử lý đúng cách, chúng có thể được tái chế, tái sử dụng, góp phần giảm thiểu lãng phí tài nguyên và phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn là hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội. Hãy cùng chung tay hành động từ việc làm nhỏ nhất như bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế dùng đồ nhựa, túi nilong hay pin cũ.

CTV Thùy Dương/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/nu-tien-si-12-nam-lien-tuc-tham-gia-tinh-nguyen-don-dep-rac-thai-quanh-ho-guom-post1110875.vov