Nước láng giềng Ả Rập tuyên bố cách đáp trả Israel vì xung đột ở Dải Gaza
Jordan ngày 16/11 thông báo nước này sẽ không ký thỏa thuận cung cấp năng lượng cho Israel để đổi lấy nước sạch dù thỏa thuận đã được lên kế hoạch phê chuẩn vào tháng trước.
"Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại với Israel về các dự án trong khu vực. Tôi nghĩ với những gì cuộc xung đột ở Dải Gaza đang diễn ra, thỏa thuận hợp tác là điều không thể", Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi nói hôm 16/11.
"Chúng tôi sẽ không ký thỏa thuận với Israel. Không thể tưởng tượng nếu quan chức Jordan ngồi bên cạnh quan chức Israel để ký thỏa thuận trao đổi năng lượng và nước sạch trong bối cảnh hiện nay", ông Safadi nói. Jordan là quốc gia láng giềng Ả Rập nằm ở phía đông Israel.
Kể từ năm 1994, Jordan và Israel đã ký hiệp ước hòa bình, trong đó Jordan cho Israel thuê lại một số khu vực tranh chấp mà Israel kiểm soát. Thời hạn thuê đất sẽ được tự động gia hạn nếu không bên nào đưa ra quyết định phản đối trước một năm. Các khu vực này do Israel kiểm soát từ tay Jordan sau Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967.
"Chúng tôi ký thỏa thuận năm 1994 để thúc đẩy giải pháp hai nhà nước Palestine - Israel. Nhưng đến nay điều này vẫn chưa được thực hiện. Chúng tôi sẽ phải gác lại một số thỏa thuận hợp tác với Israel", ông Safadi nói thêm.
Các phản ứng của Jordan cho đến nay nhằm gây sức ép buộc "Israel chấm dứt các hành động hủy hoại Dải Gaza". "Cuộc tiến công của Israel ở Dải Gaza không còn là hành động tự vệ. Israel gây ra các chết của nhiều dân thường và tấn công cả bệnh viện", ông Safadi nhấn mạnh.
Đầu tháng này, Jordan đã thông báo rút đại sứ khỏi Israel để bày tỏ sự phản đối. Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain mà một số quốc gia khác cũng đã rút đại sứ khỏi Israel.
Quân đội Israel đã khẳng định nỗ lực giảm tối thiểu thương vong cho dân thường ở Dải Gaza nhưng nguyên nhân khiến dân thường thiệt mạng ở mức cao là vì "Hamas sử dụng dân thường làm lá chắn sống". Israel cũng phát hiện các dấu hiệu cho thấy Hamas sử dụng các bệnh viện ở Gaza là, nơi ẩn náu hoặc trung tâm chỉ huy quân sự.