Oanh tạc cơ B-52 nâng cấp chỉ có thể hoạt động sau năm 2033

Những chiếc oanh tạc cơ B-52 được không quân Mỹ nâng cấp với động cơ F-130 mới của Rolls-Royce chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ sau năm 2033.

Không quân Mỹ cho biết, tiến độ nhận những chiếc B-52 được trang bị động cơ mới F-130 của Rolls-Royce sẽ bị lùi lại ít nhất cho tới năm 2033.

Ngoài việc thay đổi động cơ, "pháo đài bay" B-52 cũng sẽ nâng cấp hàng loạt hạng mục khác, lúc này chúng sẽ mang định danh mới là B-52J thay vì B-52H như hiện tại.

Dự kiến những chiếc B-52 sẽ phục vụ trong không quân Mỹ cho đến năm 2050.

Mỗi oanh tạc cơ B-52H được trang bị 8 động cơ Pratt & Whitney TF33 kể từ khi xuất xưởng vào thập niên 1960.

Dòng động cơ này đã quá lạc hậu và có hiệu suất hoạt động thấp, dây chuyền sản xuất đã đóng cửa từ năm 1985.

Chi phí bảo dưỡng ngày càng tăng cao, lên tới 2 triệu USD/chiếc sau mỗi 6.000 giờ bay.

Không quân Mỹ đang đầu tư hàng tỷ USD cho nỗ lực duy trì hoạt động của phi đội 76 máy bay B-52H.

"Chi nhánh Rolls-Royce tại bang Indiana được giao hợp đồng trị giá gần 501 triệu USD để thay thế động cơ cho oanh tạc cơ B-52 trong vòng 6 năm, cùng khả năng mở rộng tới 2,6 tỷ USD nếu mọi tùy chọn được thực thi", Lầu Năm Góc cho biết trong thông báo hôm 24/9/2021.

"Hợp đồng sẽ cung cấp 608 động cơ cùng phụ tùng, hỗ trợ kỹ thuật, tài liệu chế tạo để sử dụng cho phi đội B-52H và dự kiến hoàn thành trước ngày 23/9/2038", Lầu Năm Góc nhấn mạnh.

608 động cơ F-130 của Rolls-Royce cho phép thay thế toàn bộ động cơ trên 76 chiếc B-52H trong biên chế không quân Mỹ hiện nay.

Đây là quyết định then chốt với khả năng vận hành của oanh tạc cơ B-52H, được chuẩn bị suốt hàng chục năm và có thể giúp dòng máy bay này hoạt động qua năm 2050.

Mẫu F-130 của Rolls-Royce vượt qua CF34-10 của General Electric và Pratt & Whitney PW800. Nhà sản xuất tự tin động cơ F130 sẽ không cần thay thế trong suốt phần đời còn lại của những chiếc B-52H.

Mẫu F-130 của Rolls-Royce vượt qua CF34-10 của General Electric và Pratt & Whitney PW800. Nhà sản xuất tự tin động cơ F130 sẽ không cần thay thế trong suốt phần đời còn lại của những chiếc B-52H.

"F-130 có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu vượt xa động cơ hiện nay, cho phép tăng tầm bay và giảm yêu cầu về máy bay tiếp dầu", Rolls-Royce cho biết trong thông cáo sau khi nhận hợp đồng.

"F-130 có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu vượt xa động cơ hiện nay, cho phép tăng tầm bay và giảm yêu cầu về máy bay tiếp dầu", Rolls-Royce cho biết trong thông cáo sau khi nhận hợp đồng.

Từ năm 1954 đến 1962, đã có 744 chiếc B-52 được chế tạo. Chiếc B-52H cuối cùng mang số hiệu 61-0040, rời nhà máy vào ngày 26/10/1962.

Từ năm 1954 đến 1962, đã có 744 chiếc B-52 được chế tạo. Chiếc B-52H cuối cùng mang số hiệu 61-0040, rời nhà máy vào ngày 26/10/1962.

Trong số 744 chiếc có 102 chiếc B-52H, phiên bản hiện đại nhất của loại máy bay này được bàn giao cho Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược và đến hiện tại vẫn duy trì ở con số 76 chiếc đang hoạt động.

Kể từ khi được trang bị, B-52 đã củng cố phần lớn khả năng máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.

Với tầm bay xa, duy trì thời gian bay lâu trên chiến trường để ném các loại bom thông minh và bom không điều khiển, B-52H vẫn có giá trị rất lớn trong những cuộc xung đột gần đây.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/oanh-tac-co-b-52-nang-cap-chi-co-the-hoat-dong-sau-nam-2033-post580221.antd